29. January 2017 · Comments Off · Categories: Uncategorized

Con Gà trong 12 con giáp có lẽ cũng rất đặc biệt . Con gà thường được ghép với các thành ngữ ” ngũ như gà “, ” đẽ như gà “….như vậy số con gà

chắc là sống thoải mái theo bản năng không phải lo nghĩ nhiều.
Trong tiếng Việt tên các con vật trống giống đực hay giống cái chỉ cần ghép thêm chữ đực cái hoặc trống mái phía sau .
Tiếng Anh hay Pháp nhiều con vật có tên gọi giống nhau cho cả giống đực và giống cái nhưng con gà lại có 2 từ riêng cho gà trống và gà mái.
Do đó năm con Gà dịch ra là năm con Gà Trống : Rooster ( hay Le Coq ) chứ không phải là Hen ( hay La Poule ).
Có lẽ con gà trống và gà mái khác nhau nhiều quá từ hình dạng bên ngoài cho đến nhiệm vụ của nó đối với con người nên người tây phương
đặc tên riêng cho gá trống mái.
Năm nay Đường Hoa trên đường Nguyễn Huệ với chủ đề con Gà với cả gia đình gà cả gà trống mái , đàn gà con và cả trứng gà.
Có lẽ do tổ chức mỗi năm nên ít còn ý tưởng mới sáng tạo ơn cho đường hoa .
Đi dạo trên Đường Hoa năm nay có vẽ ít thấy người mẫu chân dài hơn mà chủ yếu là các nhóm gia đình và bạn bè cũng như nhiều khách nước ngoài.
Áo dài cách tân là thời trang phổ biến của phái nữ từ U60 cho đến trẻ em.
Đường Nguyễn Huệ từ khi thành Phố Đi Bộ thường tập trung rất đông người vào buổi tối và nhất là cuối tuần. Một số tòa nhà chung cư củ trên con đường này
có view nhìn xuống Phố trở thành các điểm ngối uống cafe ăn khách như tòa nhà của nhà sách Nguyễn Huệ.
Gởi kèm là link hình chụp Đường Hoa vào sáng Mùng 1Tết
Nhân dịp năm mới Đinh Dậu, thân chúc các bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và mọi sự như ý,
Tín
29. January 2017 · Comments Off · Categories: Uncategorized

Hung-Phuong NV

Thời gian nào biết đợi ai
Trèo lên bước xuống đã ngoài sáu mươi

Ôi thời gian! Mới ngày nào 11 tuổi áo trắng quần xanh phù hiệu chỉnh tề, bở ngở bước qua cổng trường vào học lớp đệ thất. Thế mà giờ đây tôi đã qua độ tuổi “Lục thập nhi nhĩ thuận”, giai đoạn thứ 5 trong 6 giai đoạn đời người mà Khổng Tử đặt ra, được học trò của ông ghi lại trong sách Luận Ngữ.

Theo Khổng Tử, 60 tuổi thì không còn thấy có điều gì chướng tai gai mắt (nhĩ thuận), thấy dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn trước đó. Tôi thấy ông nói đúng. Chỉ có điều là ông dừng lại ở tuổi 70 mà không nói về tính cách của con người ở tuổi 80, 90, … Tại sao? Sau này Ðỗ Phủ viết trong bài thơ “Khúc giang nhị thủ”: “Tửu trái tầm thường hành xứ hữu – Nhân sinh thất thập cổ lai hy”
(Tản Đà dịch ra: “Nợ tiền mua rượu đâu không thế – Sống bảy mươi năm đã mấy người”).

Xin trở lại tuổi 60. Từ tuổi này chúng ta đã nghiễm nhiên vào Hội các Kỳ lão. Những người 60 tuổi thì được con cháu làm lễ Lục Tuần (trong chúc Thọ 1 tuần là 10 năm) hay Đáo Tuế (quay trở lại chu kỳ 60 năm). Không biết các bạn có ăn lễ Thọ này chưa? Phần tôi thì chắc là chờ tiếp. Còn có lễ Thọ cho các tuổi 70, 80, 90, … Cho nên tôi chờ ăn lễ Thọ 90 tuổi cho gọn! Thực ra thì hiện giờ trong đầu tôi chỉ nghĩ về một lễ khác: đó là buổi lễ tiễn về hưu do hãng tổ chức.

Ở bên đây từ năm 62 tuổi thì những người trong thế hệ của chúng ta có thể xin nghỉ hưu. Nhưng phải làm việc đủ số năm tháng như luật lệ quy định. Bằng không thì lương hưu chẳng có là bao, không đủ để mà hưởng già. Do đó phải cố ráng đi làm thêm vài năm nữa, chỉ trừ khi nào hãng cho về hưu non.

Nhìn xung quanh, người thân và bạn bè nếu chưa nhàn nhã đời hưu thì cũng đang hối hả chuẩn bị. Khiến lòng tôi cảm thấy nôn nao! Nhất là khi thấy các bạn Kỳ lão về hưu đang vui chơi khắp chốn, thư từ hình ảnh gửi sang tới tấp. Như bạn Trung Châu cứ:

Cuối năm trốn lạnh về quê
Rong chơi câu cá, thỏa thuê kiếp nhàn

Hình trên đây : cảnh về hưu “phè cánh nhạn ”
Trong một lá thư viết hôm Giáng sinh vừa rồi, có kèm theo hình đang ngồi câu cá, anh chàng hứng chí phán ngon lành:”Người khôn đi cày mỗi ngày 8 tiếng. Ta dại về quê vắng vẻ đi câu 1 tiếng”. Tôi xin tiếp nối như sau:

Người khôn tám tiếng bơ phờ
Còn ta kẻ dại một giờ ngồi câu
Người khôn lo việc ưu sầu
Còn ta kẻ dại bên cầu ngắm hoa

Người khôn sợ khách hàng la
Còn ta kẻ dại khóa nhà đi chơi
Người khôn trả thuế đã đời
Còn ta kẻ dại tươi cười bên em
__

Cuối 2016 tôi có dịp tán gẫu với 2 người bạn tri kỷ cũng là dân Kỳ lão với chủ đề “Về hưu”. Họ tâm sự với tôi suốt canh thâu mà tôi chỉ có thể ghi lại đại ý qua 2 bài thơ dưới đây.

Người bạn đầu tiên bắt đầu câu chuyện bằng cách kể lại dòng đời đã đi qua. Từ lúc còn ấu thơ thích thả diều, đá dế cho đến ngày hôm nay lúc lưng còng gối mỏi. Anh ấy chỉ mong:

Sớm về hưu

Tuổi thơ thích oẳn tù tì
Thả diều, đá dế, bắn bi, lò cò
Tạt lon, chọi đáo, la hò
Xóm giềng mắng vốn, chẳng lo chẳng chừa

Giỡn rồi quýnh lộn dưới mưa
Huề xong còn miếng kẹo dừa cũng cho
Vài năm đến tuổi trỗ giò
Biết thương biết nhớ, biết chờ biết trông

Tuổi yêu thích dạo lòng vòng
Em hay nũng nịu, chờ mong cưng chìu
Phải chìu phải chuộng đủ điều
Khi em không chịu, buồn hiu chẳng cười

Lấy nhau thì hết ngồi chơi
Tuổi mơ sự nghiệp rạng ngời mai sau
Mộng xây tổ ấm dài lâu
Lo tìm danh vọng, mong giầu chẳng vơi

***

Sáu mươi đã đến đây rồi
Lưng còng gối mỏi, mong thôi, về làng
Đã qua ngày tháng ngang tàng
Hung hăng với sếp, sỗ sàng với quân

Tuổi này đành phải yên thân
Suốt ngày nhịn nhục, cả tuần nín thinh
Khiến cho sếp thấy thương tình
Ký ngay tờ giấy cho mình nghỉ hưu

Về hưu hết sợ ổng hù
Qua
rồi những lúc làm bù cho y
Bây giờ ta sẽ làm chi
Uống trà đọc báo, thế thì khỏe ru

Nào ngờ chưa được nhàn du
Chăm nom bầy cháu, lu bu suốt ngày
Nhà tôi còn tuổi đi cầy
Sáng
đưa chiều đón, như vầy bả thương
__

Còn anh bạn thứ nhì? Bao năm tháng đeo đuổi công danh sự nghiệp! Sau một đêm trằn trọc chợt suy ngẫm ra nhiều điều. Anh ta quyết định:

Bỏ về hưu

Bao năm trách nhiệm trĩu đôi vai
Công việc sớm hôm vẫn miệt mài
Trèo đến công danh, đầy trắc trở
Nhảy vào hoạn lộ, lắm chông gai

Đêm qua thao thức ta suy ngẫm
Tuổi trẻ thanh xuân chẳng đoái hoài
Cằn cỗi tuổi già sao vội đến
Chưa hề có một phút khoan thai

***

Sự nghiệp đắp xây, thế đủ rồi
Công danh gầy dựng, vậy vừa thôi
Cao sang quyền quý kìm cay đắng
Nhàn nhã thảnh thơi trỗ nụ cười

Ta sẽ cùng em đi khắp nẻo
Ngao du sơn thủy bốn phương trời
Sau chừng năm tháng nay còn lại
Tình nghĩa tào khang đến trọn đời
__

Đó là nỗi niềm của 2 Kỳ lão nay đã về hưu mà tôi xin chia sẻ với các bạn nhân dịp Xuân về. Mong sau này, lúc hưởng đời an nhàn, được gặp lại các bạn vào một dịp Tết. Để cùng nhau chén tạc chén thù, tha hồ bàn chuyện nhân tình thế thái.

Giờ này năm Khỉ vừa nhảy đi, năm Gà vừa chạy tới. Xin thân gửi đến các bạn và gia quyến những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.

NV Hùng

Tan VT

Tan VT

Khai bút đầu năm như VHùng, quả là tuyệt tác !  Cám on bạn đa chia sẻ với tất cả nhân dịp Xuân về

Hình như mình có biết hai kẻ về hưu, đối tượng bài viết của Hùng. Nếu đúng vậy, thì bọn hắn đang ở Paris và mình còn biết thêm một kẻ khác vừa về hưu nhưng im tiếng. Chưa kể một tên khác đang chuẩn bị về hưu với vận tốc V, cùng tốc độ ngừng việc làm, càng lúc càng cao, của hắn.
Dù sao đi nữa, cũng rất xúc động trước sự ước mong của người viết, mong ước ”lúc hưởng đời an nhàn, được gặp lại các bạn vào một dịp Tết.”.
Và mong rằng ngày Tết ấy cũng không còn quá xa ! “Để tất cả chúng ta được gặp lại nhau, được cùng nhau chén tạc chén thù, tha hồ bàn chuyện nhân tình thế thái.“.

Đầu năm mới, xin thân chúc các bạn và gia quyến môt năm Đinh Dậu thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui, và mọi sự như ý.

VTTân

Đầu năm khai bút như V Hùng và Q Hùng là tuyệt, văn thì hay, thơ thì dí dỏm, vui tươi, êm mát, tượng hình. Tui nghe người ta nói rằng người nào mà thích “thú vui tuổi thơ” thì sẽ sống lâu trăm tuổi, còn nếu thích “thú vui tuổi già” thì sẽ sớm lên thiên đàng. Bởi dzậy đầu năm con gà cho tui được phép theo chân Tư Keng, Cao Lủng Lẳng, Trần Quốc Hùng, và Võ Đại Vương để mà vui “thú vui tuổi thơ”. Tui cũng xin chúc những người bạn của tui sang năm mới lúc nào cũng oai phong lẫm liệt và mạnh khỏe như gà cồ.
Đình

25. January 2017 · Comments Off · Categories: Uncategorized
DH Son

DH Son

Tối 24/1/2017, tại nhà hàng Hoa Sứ, nhóm bạn :

Thành-Koshia, T.L.Minh-Cathy, L.T.Châu-Liliane, L.Đ.Long-Duyên, V.T.Tân-Hương, N.N.Tín-Hương, Đ.H.Sơn-Hương, N.H.Phước-Sáng,
T.M.Hạnh-Loan, P.Hạnh, L.H.L.Vân, N.V.Nghi, Đ.Q.Vinh, H.V.Tài
đã cùng nhau vui vẻ họp mặt Tất niên cho đến hơn 22g tối.
Hình tập thể : [Vinh đã về sớm]
Hàng ngồi :( từ trái qua )
Sáng(Phước) , Duyên(Long), Hương(Tân), Koshia(Thành), Loan(Hạnh), T.M.Hạnh, V.T.Tân, Liliane(Châu), Cathy(T.L.Minh), Hương(Tín), Hương(Sơn)
Hàng đứng : (từ trái qua)
Có 1 chuyện vui trong đêm tiệc tất niên  .
Lúc cụng ly bia vui vẻ “dzô, dzô !” thì Phước không cầm ly nước trắng lên ( vì lúc này P. có bệnh và bác sĩ khuyến cáo là không được dùng bia, rượu ).
Thấy vậy có 1 bạn cầm ly bia cụng vô ly của Phước và bảo ” vô, vô Phước !”.
Anh chàng bèn sửng cồ lên, la : Ê ! đừng nói vậy nhe !. Tao là Hữu Phước nhe !. Và rồi cũng cười tươi. Nụ cười đẹp và có duyên.
Bây giờ xin stop ở đây.
Chúc các bạn 1 ngày vui.
ĐHSơn
Phước, Thành, P.Hạnh, L.H.L.Vân, Nghi, Long, Châu, Minh, Tín, Sơn
Hôm trước đó, Tín đã làm hướng dẫn viên chợ tết cho các bạn. Hình sau đây tại chợ Hoa tại trung tâm thành phố.
Châu và Liliane, Thành và Koshia, Tân Hương, Hương Tín ( Tín chup- hình), Minh Cathy.

Xem trọn bộ hình tất niên và chợ hoa, xin bấm vào đây.

24. January 2017 · Comments Off · Categories: Uncategorized

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tín, đông đảo các bạn đã đến địa điểm họp tai- nhà hàng Hoa Sứ đường Cống Quỳnh để cùng nhau cạn chén tống con Khỉ ra đi và đón con Gà về. Bữa tiệc vui vẻ vì đã tựu hội nhiều gương mặt : TM Hạnh+ Loan, P Hạnh, Huỳnh Văn Tài (phó nhòm), BQ Vinh, ĐH Sơn + Hương, NH Phước + Sang, NN Tín + Hương và LHL Vân, NV Nghi, với sự bổ xung hùng hậu từ bên ngoài, TL Minh+ Cathy, VT Tân + Hương, LD Long+ Duyên, LT Châu+ Liliane, TC Thành+ Koshia,

Nhìn từ phía các bà

và khi dzô cũng dzữ dzội lắm:

Xin bấm vào đây để xem thêm hình

20. January 2017 · Comments Off · Categories: Uncategorized

Bravo Truyển đã active veque ngay sau khi xong xuôi công việc.

Thời gian gần đây bạn bè về nhiều nên có nhiều buổi gặp mặt ở một số nơi. Bây giờ chỉ cần cell phone là có ngay hình ảnh và anh em có thễ
gởi share ngay lúc đó. Tuy nhiên lại ít có thời gian để viết thuyết minh các buổi gặp mặt .
Sáng ngày 18/1, anh em hẹn nhau ở quán cafe đối diện cổng trường Petrus Ký để chia tay với TQ Hùng sẽ quay về Úc sáng hôm sau ( năm trước có ngồi đây với Vân ).
Chổ này có cái thú vị là vùa ngồi tán dóc lại nhìn được toàn cảnh ngôi trường. Lúc này gần Tết nên nhiều hành hóa mở bán ngay trên vỉa hè bên cạnh quán cafe.
Khi chụp hình mới thấy chữ ” xã hàng tồn kho” chình ình ngay sau lưng. Nhìn lại hình mấy thằng học sinh đầu bạc chắc cũng giống “hàng tồn” cần bán lắm.
Hôm đó có thêm mấy bạn mới về như Tân, Châu, Long  mà không có mấy bà nên ông nào cũng nỗ như bắp rang.
Ngồi đến trưa và sẵn khí thế quá nên PT Minh rũ đi ăn trưa luôn ở quán ngay góc vòng xoay Nguyễn văn Cừ ( Cộng Hòa ) thuộc khuôn viên của trường Pky hồi trước.
Vào đây có thêm mấy chai bia nên mấy anh càng ăn nói hăng say hơn.
Cả nhóm ngồi đến 2g30 mới tan hàng ra về , chia tay với Hùng và hẹn gặp lại tối Tất niên 24/1. Hùng cũng tiếc lắm bị mất buổi Tất niên nhưng đã hết visa ở lại.
Lúc này sắp Tết nên đường xá rất đông cả ngày, ra đường thấy toàn kẹt xe. Hy vọng cuối tuần này thêm nhiều người về quê đường xá sẽ bớt đông hơn.
Hôm nay là 23 tháng Chạp là ngày đưa Ông Táo về trời và các chợ Hoa bắt đầu mở bán cho đến trưa 30 tháng Chạp.
Đường Hoa Nguyễn Huệ sẽ bắt đầu mở cửa từ tồi 24/1 ( 27 Tết )
Buổi tối các con đường lớn gần trung tâm đều gắn đèn trang trí. Tuy nhiên năm nay làm trên nhiều con đường quá nên hơi nhàm và có chổ bị chê kém nghệ thuật.
Gởi kèm là link một số hình chụp buổi tối ở khu trung tâm Nguyễn Huệ và trên đường Phạm ngọc Thạch ( hồ con Rùa )

Xem thêm hình, bấm vào link dưới đây:

https://goo.gl/photos/H39ui5LyTva8G2PJ8

Tín

19. January 2017 · Comments Off · Categories: Uncategorized

Nhiều bạn về thăm nhà năm nay nên các cuộc gặp gỡ cũng nhiều hơn. Lê Đình Long, Nguyễn Bảo, Trần Công Thành, Võ Thiện Tân, Lê Trung Châu, Trần Lê Minh, cùng đi với các bạn có các phu nhân.

Lời kêu gọi của bạn Nguyễn Năng Tín:

Năm củ con Khỉ sắp hết , Năm mới con Gà sắp đến ,

Thân mời các bạn và phu nhân cùng đến tham dự buổi Gặp mặt Tất Niên bạn bè Petrus Ký :
Thời gian : ngày 24/01/2017 ( nhằm 27 tháng Chạp AL ) , lúc 18 giờ
Địa điểm  : Nhà Hàng Hoa Sứ , 250 Cống Quỳnh , P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1

Tất niên năm nay có sự hiện diện của một số bạn từ nước ngoài về VN ăn Tết : VT Tân & Hương , TC Thành & Koshia , TL Minh & Cathy , LT Châu & Liliane , LD Long & Duyên.
Riêng bạn Nguyễn Bảo bận việc gia đình nên về VN trể hơn và không kịp tham gia.
Hy vọng các bạn thu xếp có mặt đông đủ.
NN Tín

Sua đây là những hoạt động trước tất niên.

Thoạt tiên ngày 17/1, NN Tín, TQ Hùng và VT Tân gặp nhau tại tư gia của Tín

Tín và Tân

Hai cặp vợ chồng Phương Hùng và Hương Tín.

Sáng nay, 18/1 lúc  11:45am, Thanh Minh kêu chạy ra quán Thủy Tiên gặp anh em. Cơm trưa thân mật, giản dị mà vui. Thân gởi VềQuê tấm hình lúc chia tay chia chân trước cửa quán… LV

Các bạn có để ý trên hình này có một băng đen không ? Kiểm duyệt veque.com đấy. Từ trái sang phải, Tân, P Hạnh, LHL VÂN, NN Tín, NV Nghi, TM Hạnh, PT Minh.

(Thanh Minh, P Hạnh, TQ Hùng, TM Hạnh, NN Tín, VT Tân)

Sau đó mấy ông này đi tiếp cà phê cà pháo với nhau, bù khú ở khu nào không biết, chỉ thấy bảng Xã Hàng Tồn Kho (chắc bán đại hạ giá kiểu khuyên mại của Mỹ)

Có thêm LT Châu, LD Long, NV Nghi, trong hình này,

Nguên băng đi chụp hình trước cổng Petrus Ký cũ.

Khó có thể ngờ cách đây hơn 40 năm chúng ta đã từng lui tới mái trường này. Vẫn mái đỏ với hãng cây sao xa xa, vẫn những đường cong uốn khúc (arch) cổ kính của kiến trúc cũ, nay những mái tóc đã bạc hết cả rồi. Cái duy nhất gắn bó họ với nhau là những kỷ niệm của từng người, tuổi trẻ đã bay xa nhưng bóng họ còn in trên những khoanh đường dù thời gian đã xoi mòn gần hết. Hôm nay vẫn những người cũ, bóng họ in lại trên nền đất thuở nào, hy vọng họ tìm thấy môt cái gì để nhớ.

Chúng ta chờ tiếp cuộc họp ngày 24/7, hy vọng sẽ đông đủ mọi người.

Veque.com

08. January 2017 · Comments Off · Categories: Uncategorized
Hung NV

Hung NV

Chào các bạn,

Đã từ lâu, từ khi Hùng còn bé tý, mỗi lần nói về Lào, gia đình mình và bản thân có những cảm xúc thật đặc biệt. Đơn giản thôi vì xứ sở Triệu Voi đã từng là quê hương thứ hai của ba má mình. Và bà con thân thuộc bên ngoại hơn một nửa vẫn đang sống ở đấy và từ bao đời rồi.

Ở trong nhà thường hay nghe ba má dùng tiếng Lào khi không muốn cho các con hiểu, khi gặp lại người thân từ Lào sang thăm hay bạn bè từng ở nước này. Những khi rảnh rang má của Hùng hay nấu xôi nếp, làm món Lạp. Vì xôi nếp là món ăn truyền thống nên gia đình nào ở nước Lào cũng có vài cái chõ đựng xôi, đan bằng tre. Chõ giúp đựng cơm nếp nhiều ngày không thiu. Ở nhà khi ấy thường có môt hai cái chõ treo lủng lẳng trong bếp.

Những hình ảnh đặc biệt của xứ Lào

Tiếc thay là anh chị em Hùng không có ai học làm các món Lào cả. Và cũng chẳng có ai học tiếng Lào. Riêng mình chỉ biết bập bẹ vài câu tiếng Lào khi còn ở Saigon; học Pétrus Ký khờ người còn thì giờ đâu để mà học tiếng Lào hay học nấu bếp!

Năm 1975 tưởng đâu sẽ có cơ hội trau giồi tiếng Lào thành sinh ngữ thứ 3 vì mình gặp gở một cô bé cha Lào mẹ Việt vào hè năm ấy khi cô cùng gia đình vừa từ Vientiane di cư đến Paris. Nhưng cho đến bây giờ vốn liếng tiếng Lào của mình vẫn vậy chẳng hề thay đổi! Cô bé ngày xưa đã gần 40 năm rồi không có dịp gặp lại!

Nhắc tới Lào, người ta cũng nhớ ngay đến hoa Chăm Pa. Chăm Pa ở đây không có nghĩa là Nagara Champa (Vương quốc Chiêm Thành) mà là tên của một loài hoa. Hoa Chăm Pa hay còn gọi là hoa đại, hoa sứ, được coi là quốc hoa của nước Lào. Chăm Pa biểu tượng cho sự hoà bình, nét đẹp thanh lịch của đất nước. Các điệu múa của Lào cũng ảnh hưởng bởi sự tạo hình của loài hoa này.

Bây giờ Hùng mời các bạn thưởng thức bài “Champa Muang Lao” một bài dân ca rất nổi tiếng của Lào qua:

- vidéo 1 (Lào):


-
- vidéo 3 (với cô ca sĩ xinh đẹp dễ thương (làm nhớ ai ngày nào!) và có múa Lào phụ họa):
Và đọc hai bài viết về Lào (có thêm hình cho bài đầu) mà mình sưu tầm và ghi lại dưới đây.

Chúc các bạn một cuối tuần vui.

NV Hùng

Phong tục tập quán Lào

Văn hoá Lào như một dòng chảy ngọt ngào đời này qua đời khác, hun đúc nên tâm hồn, cốt cách, văn hoá của người Lào. Qua thời gian năm tháng được kết tinh ở những phong tục, văn hoá đẹp đẽ như Tết Té nước để giải trừ mọi lo âu phiền muộn; buộc chỉ cổ tay chúc phúc người thân, chúc phúc quý khách, bạn bè…

Đó là mỹ tục rất đẹp đẽ độc đáo và hiếm có; và hoà cùng với tiếng chiêng, tiếng khèn, điệu Lăm vong mềm mại uyển chuyển làm say đắm lòng người, như mời gọi, như níu giữ bước chân du khách đã đặt chân đến đất nước Lào là không muốn rời xa, là dẫu chỉ một lần mà lưu luyến mãi.

Nước Lào, trước đây còn gọi là Vương quốc Lạn Xạng, “Lạn” tiếng Lào là triệu, “xạng” là voi. Lạn Xạng có nghĩa là “Triệu Voi”. Được mệnh danh là “Miền đất Triệu voi”- Lào nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo.

Nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng. Lào là xứ sở của Phật giáo tiểu thừa, 90% dân số theo đạo Phật. Đạo Phật được truyền vào xứ Lào trong triều vua Dvaravati vào thế kỷ thứ 7, và từ thế kỷ 14 Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Người dân Lào đã thấm nhuần trong mình những lời Phật dạy, một mực kính trọng các bậc tăng ni, những vị sư sãi trong chùa. Với dân số khoảng 7 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân cao nhất thế giới, chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau-chất keo văn hoá Phật giáo. Chùa chiền với những mái ngói uốn cong nhiều dáng vẻ còn là biểu hiện sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và thẩm mỹ của người Lào.

Ngôi chùa Pha That Luang. Còn gọi là Ngôi tháp vĩ đại hay Tháp xá lợi linh thiêng, Pha That Luang là một đài tưởng niệm
tôn giáo tiêu biểu nhất của quốc gia Lào, tọa lạc trên một ngọn đồi cách trung tâm Vạn Tượng khoảng 3 cây số về hướng Bắc.

Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi, ăn diện và múa hát. Lễ hội cũng là biểu hiện của văn hoá tâm linh phật giáo từ, bi, hỉ, xả đã ăn sâu vào máu thịt bao đời người dân các bộ tộc Lào, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh mà quyến rũ.

Lào là đất nước của bốn mùa lễ hội. Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần nghi thức do chính con người đặt ra để giao cảm với thần linh và phần hội chủ yếu là vui chơi, giải trí.

Mỗi năm có 4 lần tết:

- Tết Dương Lịch,

- Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông),

- Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4)

- Tết H’mong (tháng 12).

Ngoài ra còn các lễ hội:

- Bun PhaVet (Phật hóa thân) vào tháng 1;

- Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4;

- Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5;

- Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7;

- Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9;

- Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10.

Lễ hội ở Lào hay còn được gọi là Bun, nghĩa là phước, làm Bun nghĩa là làm phước để được phước.

Lào có tết cổ truyền Bunpimay (có nghĩa là mừng năm mới), hay còn gọi là Tết té nước diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 hàng năm. Vì đạo phật ở Lào có tự lâu đời phát triển mạnh trở thành quốc đạo, các nhà chiêm tinh học tính ngày tháng theo phật lịch, nên năm mới hàng năm bắt đầu vào tháng tư dương lịch. Người Lào gọi tết là vui tết chứ không gọi là ăn tết, tất cả các cuộc vui được chuẩn bị theo truyền thống tôn giáo, phù hợp với phong tục tập quán của người Lào.

Tết Boun Pimay Lào. Ghi chú: Năm 2015 ở Lào là năm 2557 theo Phật lịch.

Trong những ngày lễ hội vui chơi là chủ yếu, tuy nhiên họ cũng chuẩn bị đồ ăn, thức uống thịnh trọng hơn ngày thường, đặc biệt là không thể thiếu rượu. Ngày tết từ sáng sớm dân làng diện những bộ đồ đẹp nhất, nhất là chàng trai, cô gái với đủ áo váy màu sắc sặc sỡ, tập trung tại sân chùa để dự lễ tắm phật. Xong lễ tắm phật mọi nhà làm lễ buộc cổ chỉ tay cho những người thân trong nhà, tục lễ này gọi là (pục khén) hay còn gọi là (xù khoắn) lễ gọi hồn vía. Nhân dịp đầu năm con cháu chúc ông bà, cha mẹ, bạn bè, người thân gặp may mắn hạnh phúc. Cũng vì lẽ đó, lễ mừng năm mới còn gọi lễ té nước (gọi là Bun hốt nậm), trong những ngày lễ, thanh niên nam, nữ thường té nước cho nhau vừa chúc mừng nhưng cũng vừa để tỏ tình. Bun hốt nậm còn có ý nghĩa về chuyện chuyển năm và cũng là chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa; sau những tháng ngày hanh khô, những cơn mưa rào ập đến mang nước mát tưới cho núi rừng, cỏ cây, ruộng đồng, màu xanh tươi mát của chồi non vụt nhú lên báo hiệu một mùa làm ruộng, rẫy mới. Người dân té nước để cầu may, cầu bình yên cho cả năm, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Trong những ngày này, mọi người thăm viếng chúc tụng lẫn nhau, ăn uống vui chơi, múa hát cầu mong quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, người người ấm no… Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc cho cuộc sống, là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.

Âm nhạc của Lào ảnh hưởng lớn của các nhạc cụ dân tộc như khèn (một dạng của ống tre. Một dàn nhạc điển hình bao gồm người thổi khèn cùng với biểu diễn múa bởi nghệ sĩ khác.

Múa Lăm vông (Lam saravane) là thể loại phổ biến nhất của âm nhạc Lào, những người Lào ở Thái Lan đã phát triển và phổ biến rộng rãi trên thế giới gọi là mor lam sing. Khi được mời cùng múa Lăm Vông với người khác giới, hai người đi song song nhưng không va chạm vào người phụ nữ.

Chăm pa (hoa đại) là một loài hoa biểu tượng của đất nước và con người Lào. Mang đậm một bản sắc riêng biệt, hương sắc ngào ngạt của hoa chăm pa phản ảnh rõ tính cách, tâm hồn của dân tộc Lào, với những con người có một vẻ đẹp giản dị, chan hoà, gìn giữ và chất phác, thật thà. Ngoài cái đẹp bản sắc riêng của dân tộc Lào,  hoa chăm pa có 5 cánh hoa xoè ra thể hiện sự đoàn kết muốn hợp tác vươn tới 5 nước láng giềng với thể ứng xử cởi mở, cân bằng, mềm mại, hoà đồng bên ngoài, thống nhất ở bên trong. Ở Lào hoa chăm pa có nhiều loại và mọc khắp nơi. Hạnh phúc biết bao khi được các cô gái choàng lên cổ vòng hoa chăm pa, buộc vào cổ tay vòng chỉ cầu mong phúc lành, đam mê không muốn dứt trong những điệu múa Lăm vông dưới bóng cây chăm pa.

Phong tục ăn mặc ở Lào, phụ nữ phải mặc “Phaa sin”, một kiểu váy dài có các mảng hoa văn đặc trưng, mặc dù nhóm các bộ tộc thường có trang phục riêng của họ.  Đàn ông thì mặc “phaa biang sash” vào những dịp lễ hội. Ngày nay phụ nữ thường mặc trang phục kiểu phương Tây, nhưng “phaa sin” vẫn là trang phục bắt buộc

01. January 2017 · Comments Off · Categories: Uncategorized