TIENG VIET

Bạn hiền

Tương thức mãn thiên hạ,

Tri âm năng kỷ nhân,

(thiền sư Bảo Trí, thế kỷ 13)

Quen biết khắp gầm trời,

Tri âm nào mấy ai,

(Huệ Chi dịch)

Vũ trụ trời ơi sao vắng quá,

Tìm đâu tri kỷ hàn huyên chơi,

Nửa đêm thức giấc hồn lơ láo,

Thèm có ai nghe kể chuyện đời,

(dịch … đại)

Chữ Bạn trong tiếng Việt rất linh thiêng, thường người ta hay ghép thêm một từ nào đó để tăng thêm chút đậm đà : Bạn hiền, bạn nối khố, bạn thân, …

Người Việt có tích Lưu Bình Dương Lễ, người Trung Quốc có Bá Nha Tử Kỳ. Cả hai đều ca tụng tình bạn đáng mến kia, nhưng hơi …lố bịch. Lưu Bình cho vợ đến nhà bạn nâng khăn sửa túi chờ ngày ứng thí, Bá Nha đập đàn không chơi khi Tử Kỳ thọ bệnh mất đi.

Trong Thủy Hử, bạn bè thảo khấu giết người như ngóe để trả thù cho nhau, đọc thấy rợn cả người. Tứ hải giai huynh đệ, nhưng không là bạn, chỉ là giang hồ với nhau thôi. Chơi không điệu, đây cho một chưởng là liệt giường cả đời !

Nguyễn Trải (dầu thế kỷ 16), một hôm về lại quê hương, bạn bè thất lạc, đã than rằng, « Loạn hậu thân bằng lạc diệp không ». Chiến tranh xong, bạn bè tản mác như lá rụng. Xưa ra sao, nay cũng vậy !

Thời đi học trung học, chúng ta ai cũng có học qua Nguyễn Khuyến (cuối thế kỷ 19), Tôi nghĩ trong các nhà văn cổ điển, không ai viết về bạn mà chân thành đến vậy.

Ai lên nhắn hỏi bác Châu Cầu,

Lụt lội năm nay bác ở đâu,

Mấy ổ lợn con rày lớn bé

Vài gian nếp cái ngâp nông sâu,

Chỉ có bạn thân ngưòi ta mới chưa hỏi thăm gia đình bác có sao không, đã hỏi ngay đến cái vốn liếng còm cõi của bạn. Quả thế, chỉ có bạn thân lắm người ta mới biết tỏng đi là mất gia tài còn nguy khốn hơn sức khỏe. Đi thẳng vào vấn đề chứ không lòng vòng. Nên nhớ là ngày xưa người ta không phải mỗi lúc mỗi gặp nhau, cụ Tam Nguyên phải nhờ đến “ai lên nhắn hỏi”, có nghĩa là không phải gặp dễ dàng đâu nhé. Thời buổi mobile, SMS, email, chỉ xoạch một cái là có tin ngay, vậy mà nhiều khi cũng ngại ¡

Bạn bè ít gặp mà khi gặp lại vẫn mới tưởng như là mới xa nhau hôm qua. Lại cụ Tam Nguyên Yên Đổ trong bài sau đây mới chí tình :

Đã bấy lâu nay bác đến nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa,

Ao sâu sóng cả khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà,

Cải chửa ra hoa cà chửa nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đang hoa,

Đầu trò tiếp khách trầu không có,

Bác đén chơi đây ta với ta,

Tuyệt đến thế là cùng,

Bẵng đi mấy trăm năm, tiếng bạn không còn là tiếng tha thiết nữa, cuộc chiến Nam Bắc tương tàn lại dấy thêm đau khổ. Một buổi tối đi học về, trèo lên gác nhỏ, giữa ánh sáng hỏa châu lù mù và tiếng đì đùng đại bác, nghe giọng Khánh Ly gào lên :

Anh nằm xuống, sau một lần, đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này, đã bay cao trên vòm trời đầy, rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai ! không có ai, từng ngày ! không có ai, đời đời ! nơi anh ngủ vùi, mùa mưa tới, trong nghĩa trang này, có loài chim thôi. … Bạn bè rồi xa, người tình rồi quên, ơi tháng năm, rồi cũng bụi mờ !

Tôi như chết lặng đi, tê dại vì tiếng tha thiết đồng vọng, nghe như có ai đang hời người bạn, người tình từ cõi âm u. Chưa có ai khóc bạn mà thảm đến thế.

Bài hát nửa đêm trong chương trình quân đội, có tiếng đệm của pháo, có đèn hoang dại rơi xuống từ trời, có lòng tôi hoang mang. Người bạn của Trịnh Công Sơn chết cũng đáng, ít nhất cũng đã có một người chí tình, cảm được cái nhân sinh này tạm bợ, đưa anh về mơi vĩnh hằng, bằng tiếng ca còn lưu mãi mãi !

FRANCAIS

Les amis

Je crains que le mot « bạn thân» dans la langue vietnamienne n’ait pas l’équivalent dans d’autres langues occidentales. Le mot « ami » ne traduit pas complètement le vrai sens de ce terme.

Etre amis, c’est une compréhension et en même temps une entraide mutuelle, c’est vouloir que l’autre progresse s’améliore sur tous les points de vue : société, carrière, études, bonheur. Et quelques fois, c’est aussi se sacrifier pour le bien de l’autre. Dans notre culture, il y a bien des contes racontés à des générations et des générations, lesquels honorent l’amitié tels que Luu Binh-Duong Le ou Ba Nha-Tu Ky. Le mot « amitié » n’est pas utilisé à la légère et on ne prend pas facilement les gens pour amis.

La guerre a fait éparpiller des amis à quatre coins du monde, certains sont à l’autre bout de la terre, d’autres ont quitté ce bas monde. On a perdu contact pendant longtemps puis on se retrouve. Des amis que l’on ne se voit pas souvent, mais chaque fois que l’on rencontre, on a l’impression de s’être quitté tout juste depuis hier. Nos correspondances étaient difficiles puis facilitées grâce à des moyens modernes, email, téléphone, internet, facebook, .. ces truchements modernes, si l’on sait bien les utiliser, nous relient davantage.

Et aussi la vie errante nous fait rencontrer de nouvelles relations, avec le temps, qui deviennent des amis sans que l’on se rende compte. Des amis qui ne parlent pas toujours la même langue, pas forcément la même culture, mais on peut partager ensemble de temps à autre un plaisir commun, sur un livre, une idée de la société, bref, on peut parler de nos goûts et quelques fois de notre histoire commune.

Soyez le bienvenu dans ces pages, tout le monde est frères comme dit un proverbe vietnamien.

ENGLISH

Friends

I am afraid that the word “bạn thân” in the Vietnamese language has no equivalent in the other western languages. The word “friend” does not translate completely the true sense of this term.

Being Friend, it is an understanding and at the same time a mutual aid, it is to want that the other one progresses, improves on all the points of view: society, career, studies, happiness. And several times, it also is to sacrifice itself for the good of the other. In our culture, there are many tales told generations and generations, which honor the friendship such as Luu Binh-Duong Le or Ba Nha-Tu Ky. The word “friendship” is not used without thinking and sure, we do not take easily people for friends.

The war made scatter friends around the world, some go very far, to other continents,  others simply left this life. We lost contact a long time then we meet ourselves. Friends that we do not often see each other, but every time we meet, we have the impression to have quit hardly since yesterday. Our correspondences were difficult then facilitated thanks to modern means, e-mail, telephone, internet, Facebook, all this now connects us more.

And also the wandering life makes us meet new relations, in time, which become friends. Friends who even do not speak the same language, not necessarily have the same culture, but we can share together from time to time a common pleasure, a book, an idea of the society, in brief, we can speak about our gouts and several times about our common history.

Welcome to these pages, All Men are brothers as says a Vietnamese proverb.