Nói là bên lề châu Á vì người Nhật có một nền văn minh và nếp sống rất khác với phần còn lại của Châu Á. Kỷ luật, trật tự và có tinh thần quốc gia cao (hơi cao nhiều khi), nên họ gần như là một hòn đảo hoàn toàn độc lâp với người khác. Chúng tôi đến phi trường Haneda do đi từ Seoul sang. Ở lại Tokyo vài ngày sau đó đi Kyoto và Uji, Nara. Từ Tokyo phải đi xe lửa Shinkansen sang Kyoto, ở đó khoảng một tuần và sau đó đi Uji và Nara bằng xe lửa. Tokyo cách Kyoto khoảng hơn 400 cây, Kyoto cách Nara 60 cây, Uji ở giữa đường Kyoto và Nara, hai nơi có thể đi trong một ngày (nhưng hơi mệt).

Hơn mười ngày trên đất Nhật không đủ để biết về hòn đảo quốc gia nối tiếng này, chỉ ghi lại đây những chuyện đáng ngạc nhiên sau :

Chào

Ngoài đường, trên hè phố, người ta cuối đầu chào nhau. Đồng nghiệp đi làm buổi tối chia tay ở xe điện ngầm, chào nhau. Người gác bến xe điện ngầm chào khách đi làm về lúc chiều hôm. Người làm việc ở khách sạn chào khách một cách rôm rả khi khách đến. Nhưng tôi không tưởng tượng được là người ta chào cả xe bus. Tôi đến phi trường Haneda lúc nửa đêm, không còn xe lửa mà chỉ còn xe bus đưa về thành phố. Nhân viên phi trường tân tụy chỉ cách ra đến bến xe. Ở đây, vài thanh niên đã đứng sẵn để thu bán vé và đăng ký hành lý. 12 giờ đêm xe chuyển bánh, họ đưa khách lên xe và khi xe chuyển bánh, ba người cuối chào xe bus ! Đúng là một nước chào !

Hệ thống xe điện ngầm

Tối tân nhưng rắc rối. Xe điện ngầm giăng mắc khắp nơi, nhưng với nhiều công ty tư nhân đầu tư riêng biệt. Cùng một nơi nhiễu khi có ba công ty khác nhau đưa đến, nhưng không liên lạc chung với nhau (connection). Muốn đi sang một đường khác lắm khi phải đi ra ngoài (nghĩa là đội mưa đội nắng) mới đổi được sang đường khác. Thậm chí nhân viên phục vụ đường này không chỉ dẫn hay không biết cách chỉ dẫn hành khách sang đường khác. Thật rắc rối cho du khách vài ba ngày như chúng tôi. Chóng cả mặt!

Credit card

Ngoại trừ khách sạn lớn, không đâu chấp nhận thẻ tín dụng. Bạn phải có tiền mặt trên người, nếu không muốn kẹt trong tiệm ăn hay trên xe taxi. Cả các tiệm ăn lớn lắm khi cũng không nhận thẻ, hoặc nhận rồi đến khi cho thẻ vào máy lại không chạy. Tôi đã bị kẹt như vậy mặc dù có nói trước, cũng may có tiền mặt trên người nếu không đã ở lại rửa bát trừ. Làm sao một quốc gia tiếnnbộ như xứ Phù Tang lại không có một hệ thống băng tiến bộ ? Đổi tiền cũng là một vấn đề. Ở trung tâm thành phố, kiếm băng đã khó, muốn đổi ngoại tệ cũng là cả một vân đề. Khách sạn tôi ở mặc dù chỉ cách Shinjuku một trạm, đến nơi rồi phải chạy loanh quanh đi kiếm, chỗ đổi tiền nằm khuất một góc, hỏi ai cũng không biết.

Dây điện

Tưởng  như ở Việt Nam mới có dây điện treo lòng thòng trên cột. Nhìn hình sau đây và cứ tưởng như ở Sàigon. Cả ở Đại Hàn cũng thế. Trông thấy thân quen ngay. Chỉ ở trung tâm Tokyo như khu dinh thự lâu đài của Nhật Hoàng mới không thấy cảnh này.

Làm việc như người Nhật ?

Tôi giữ trong đầu hình ảnh người Nhật làm việc như điên, thật ra không hoàn toàn như thế. Tất cả công sở đóng cửa khoảng 5 giờ 30. Các nơi du lịch có chỗ đóng từ 5 giờ chiều và mở lại 9 giờ sáng hôm sau. Buổi tối trong xe điện ngầm, từng đoàn công nhân viên lũ lượt từ các quán nhậu ra về, đêm càng khuya, càng nhiều người ra về. Có thể đó là một cái nhìn rất phiếm diện của một du khách vài ngày trên đất Nhật thôi, xin thứ lỗi. Sau vụ tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Sensuku, kinh tế Nhật bị trì trệ nặng vì không giao thuơng được với nước này, kinh tế có thể bị suy thoái nặng trong những năm tới.

Thiền

Không phải chỉ vài viên đá là đủ làm thiền. Nếu đạo Phật xuất xứ từ Ấn Độ, Thiền phát đi từ Trung Hoa, phải nói rễ đạo thiền ăn sâu trong xứ Nhật. Một khuôn viên nho nhỏ đủ làm suy nghĩ như mảnh vườn chùa Ryoan-ji hay thiền viện Đài Sen. Cây cối trong khu thiền cũng được chăm sóc rất đẹp, có thể mất cả tự nhiên nhưng rất thiền.

Thành phố Tokyo

Dù quốc gia bị đe dọa bởi nạn đông đầt, Tokyo vẫn lắm nhà cao tầng. Những trung tâm lớn rất nhiều chia theo từng khu vực, cũng như những đô thị lớn khác trên thế giới : Shinjuku, Genza, etc… đi không hết.

Đây là hoạt cảnh Tokyo.

Bấm vào đây để xem hình tiếp;

Thành phố Kyoto

Nhỏ hơn so với Tokyo nhiều lần, cố đô thầm lặng khép kín. Mọi thứ rẻ hơn và không sô bồ như Tokyo. Ở đây người Nhật có vẻ “Nhật hơn”, không thấy người ngoại quốc nhiều.

Xin bấm vào đây để xem thêm hình

Xứ của chùa và đền

Nhiều chùa đền cũng bị nạn binh lửa và làm lại, nhưng rất đẹp, xin để lại đây vài hình ảnh đẹp. Tôi hơi thất vọng vì ngôi chùa Vàng mà Yashima mô tả trong quyển sách nổi tiếng của ông : Le Pavillon d’Or. Đọc trong sách từ hơn hai mươi năm nay; tôi vẫn ấp ủ ý định đi Nhật để được hội kiến ngôi chùa, mặc dù biết rằng chùa đã bị cháy từ năm 1955.

Nước Nhật có nhiều cố đô và chùa đền tập trung rất nhiều ở nơi đây. Nara thủ đô đầu tiên khoảng năm 710, tàn phá bởi tranh chấp giữa các Shogun với nhau, sau đó dời về Edo hay Kyoto từ 794 cho đến năm 1868 khi Minh Trị Thiên Hoàng quyết định thiên di về Tokyo ngày nay. Uji cũng tấp trung nhiều chùa đền vì gần Kyoto và vì cảnh trí rất nên thơ, nhờ những vườn trà nổi tiếng.

Ở Nhật không phải bạn muốn đi thăm gì cũng được đâu. Vài thiền viện nổi tiếng về “rêu “, đúng, rêu được chăm sóc chung quanh các mỏm đá thiền như bạn trông thấy trong hình, đòi hỏi bạn phải xin trước hai tuần. Bạn phải khai lý lịch, học vấn và lý do tại sao bạn muốn đi thăm. đơn xin phải đực chấp nhận mới được đi viếng. tôi không hiểu có ý gì hay sao. Cũng vậy, cố đô Kyoto mặc dầu đ&ong cửa cũng phải xin phép trước mới được vào, mua vé không chưa đủ, mà nên nhớ là vé bên Nhật hơi cao. sau đây là hình cố đo nhìn từ ngoài vì không đủ giờ để xin vào.

Đền Senso-ji tại Tokyo

Còn gọi là đền Asakusa theo tiếng Nhật, nằm trong khu thị tứ Asakusa. Chùa xây vào khoảng thế kỷ thứ bảy khi kinh đô còn ở Nara. Tương truyền hai anh em nhà kia đánh cá, chài được một tượng Bồ tạt đem về đưa cho một nhà sư từ đó dựng nên chùa. Đường vào chùa là chợ hổn độn kẻ mua người bán, ăn uống lổm nhổm. Người ta đến đây để cầu xin đi thi, lấy chồng lấy vợ, làm ăn buôn bán. Bên cạnh chua còn có đền các anh hùng tử vì nước, trong đó có cả các quân nhân thời đệ nhị thế chến. Mỗi lần thủ tướng Nhật đến đây là Trung Quốc lại la ỏm tỏi chống đối vì vẫn còn tư luyến nhiều quá cho các tội phạm chiến tranh. Đây là một trong những ngôi chùa lớn phải đi khi ở Tokyo, nhưng chúng tôi không thích lắm.

Bấm lên đây để xem thêm hình.

Hai ngôi đền nhỏ tại Tokyo (Kaneji temple và một đền không nhớ tên !!!!)

Đền khá nổi tiếng nằm trong Tokyo xây nên khoảng thế kỷ thứ 17 bời thiền sư Tenkai. Chùa lúc đầu chiếm khoảng 36 mẫu tây đất, sau chiến tranh thứ hai, chỉ còn lại một vài gian.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Đền thờ Minh Trị Thiên Hoàng

Khuất sau một chiếc cầu rộng rãi, bên kia xô bồ bên này là đền thờ Minh Trị. Một cánh cổng Nhật bằng gỗ rất trang nghiêm. từ đây vào đến gian thờ, con đường có cây che, lỗ chỗ nắng hắt vào trông rất đẹp và thơ mộng. Người Nhật tin vào thiên hoàng linh thiêng đến đây càu xin che chở. Lúc chúng tôi đến nơi, có một đoàn người trẻ vào làm lễ, chiêng trống trịnh trọng. Du khách có thể mua một miếng gỗ viết chữ lên đó và xin điều gì mình muốn, xong đâu đó treo vào một chỗ, ngày hôm sau sẽ có người đến đem vào lễ và đốt (hay giữ lại?) cấu nguyện. Dọc trên đường vào có bày những thùng rượu quấn bằng đủ mầu sắc sặc sỡ rất đẹp mắt.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Đền Narita (ngoại ô Tokyo)

Gấn phi trường quốc tế Tokyo, Narita một thành phố nhỏ nhưng có một ngôi chùa nổi tiếng nước Nhật. Hằng năm người Nhật đến đây dự những lễ hội lớn. Chùa được xây khoảng thế kỷ 16 đến nay.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Đền Byodô – in (Uji)

Xây dựng bởi Fujiwara no Yorimichi khoảng 1080, ngôi đền đã từng chứng kiến nhiều binh lửa khi thành phố Uji còn là kinh đọ xứ Phù Tang. Các gian bên cạnh chyá rụi và được xây lại khoảng thế kỷ 13. Chính điện được xây với hai lớp mái xòe ra, từ xa trông như chim đại bàng xõa cánh. Đền được in trên giấy 10 yen, tượng trưng cho văn hóa Nhật và còn là biểu tượng của sự lâu dài.

Không xa lắm một ngôi chùa nhỏ trang nghiêm ít du khách lai vãng lại là một ngôi chùa rất cổ. Bức hình sau đây nói lên được cảnh u tịch làm người đi qua lưu luyến.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Daihatsu temple (Nara)

Chùa tọa lạc gần ga Nara, cố đô Nhật Bản trước khi về Kyoto khoảng năm 700. Cổng chùa hoành tráng bằng gỗ đón người vào ra, nhưng vào đến bên trong chính đei-(n còn rộng rãi và cao hơn. Daihatsu còn có nghĩa là Đại Phật hay ông Bụt lớn. Chúa khi xưa là trung tâm y học cứu giúp người và … vật. Đó là lý do tại sao có nhiều hươu nai trước cổng. Trông thì đẹp nhưng chớ đến gần vì chúng rất vòi ăn, không cho, chúng theo nèo cho bằng được, hơn nữa không được chăm sóc tử tế nên hơi .. có mùi.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Chùa Kasuga Taisha (Nara)

Chùa của mấy ngàn cây đèn bằng đá và bằng kim loại. Chùa êm đềm nằm trong một góc rừng, kiến trúc bằng gỗ.Tôi không đủ kiến thức để biết chùa có gì đặc biệt, chỉ biết tâm hồn rất thanh thản khi dạo quanh chùa. Du khách đa phần là người Nhật.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Chùa Kinkaku hay Kim Các Tự hay le Pavillon d’Or (Kyoto)

Đường đến chùa phải đổi xe điện ngầm qua xe điện ngoài trời, đi qua những xóm nhỏ ngoại ô Kyoto rất nên thơ.

Kim các Tự là ngôi chùa thiền nổi tiếng của Kyoto, được xây vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười bốn bởi Saiunji Kintsune. Nồi tiềng trong và ngoài nước nhờ quyển truyện Le Pavillon d’Or bởi Yukio Mishima. Chuyện xây dựng trong tâm trạng một chú tiểu xấu xí ngọng nghịu một ngày bất bình với số phận nổi lửa đốt chùa. Suốt chiều dài cuốn truyện là sự tranh chấp giữa cái xấu và cái đẹp, cái tốt và cái xấu. Mishima-san là một nhà văn cực hữu đồng tính luyến ái đã tự tử chết bằng harakiri. Chúng tôi may mắn được hôm trời đẹp, ánh nắng trời chiều hè chiếu vào nóc ngôi đền làm ánh lên những miếng vàng lát trên bức tường chung quanh trông rất đẹp. Chùa cũng nổi tiếng nhờ vườn thiền nhưng ít du khách để ý, vả lại d_i hùng hục xem ít chụp hình nhiều thì còn thấy gì ? Chúng tôi hơi thất vọng vì trong truyện chùa ở trên đồi cao có thể nhìn xuống thành phố Kyoto, kỳ thực chùa lọt thỏm vào thung lũng những ngọn đồi. Hay là Mishima nói cảnh nhìn  từ trên đồi mà chúng tôi không lên ? Ít nhất cũng thỏa mãn trí tò mò về ngôi đền Vàng. Có ngôi đền Bạc nhưng không có thì giờ tham quan.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Chùa Ryoan-ji (Kyoto)

Chúng tôi đến chùa khoảng một giờ trưa, nghĩ rằng chung quanh sẽ có nhiều quán hàng, kỳ thực gần như chẳng có gí cả. Tìm đựơc quán ăn  chay trước cổng chùa cũng mất nửa  tiếng. Cơm chay nhẹ nhàng bằng dưa muối ăn xót cả ruột, nhưng có lẽ vì thế mà lòng nhẹ nhàng để đi tham quan. Dựng lên từ thế kỷ thứ 11 do gia đình Fujiwara. Chùa nồi tiếng nhờ vườn thiền. Trên một khoảnh sân rộng khoảng 24 thước vuông, 15 viên đá xếp tượng trưng cho trời đất, 15 viên đá trông như nằm trong một đại dương mênh mông. Nhìn bất cứ từ góc nào cũng không thấy được cả 15, tối đa là 14 (tôi không thấy 14, ít hơn). Không ai biết tác giả Vườn thiền này là ai, cò lẽ từ thế kỷ 15, những viên đá vẫn nằm đó dù nước Nhậtt nhiều thay đổi. Buồn cười là cảnh nhốn nháo của du khách trong vườn thiền, có lẽ chẳng ai hiểu gì nhưng cứ trầm trồ như đã ngộ !!!!

Bấm vào đây để xem thêm hình

Toji Temple (Tokyo)

Chùa nổi tiếng nhờ ngôi tháp 5 tầng xây năm 796 dưới thời hoàng đế Saga để bảo vệ Kyoto. thuợng tọa Tâm Giác đã xây lại tháp này tại chùa Vĩnh Nghiêm nhưng lại xây bằng xi măng cho chắc chắn nhưng mất vẻ nhẹ nhàng của gỗ. Chùa đã cháy nhiều lần trong nạn binh đao, lần cuối thế kỷ 17. Kiến trúc này đặc thù xứ Phù Tang nên hay được dùng để tượng trưng văn hóa Nhật.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Kyomizu Dera temple (Kyoto)

Một trong những ngôi cùa đẹp trên ngọn đồi Otowa. Đường vào chùa mưa tầm tả, xe điện ngầm rồi buýt, rồi đứng trú mưa trước một nhà băng, qua một khu chợ cứ đi lên mãi mà chẳng thấy chùa đâu. Mua cây dù màu tím che mưa chung, lặn lội mãi cuối cùng thấy trên cao một ngôi chùa cam lè (màu cam của Nhật!!!) trông xấu xí. Nhưng vào trong là cả một khu hoành tráng. Chiều mưa nhưng người Nhật đi đông đảo nhờ có “cổng tình yêu”, tục truyền rằng đi dưới cổng sẽ được độ trì cầu gì được nấy. Chùa xây khoảng cuối thế kỷ thứ tám trùng tu thế kỷ mười bảy. Đặc biệt là một sàn trông như balcon xây lắt lẻo trên sườn núi mà không hề có đinh ốc gì cả. sàn khá trơn, mưa nên cẩn thận.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Đền Sanjusanggendo (Tokyo)

Đến xây năm 1164 với môt gian giữa bằng gỗ dài 120 mét nơi chứa hơn 1000 tượng Bồ tát thiên thủ thiên nhãn cũng bằng gỗ điêu khắc rất công phu. Tiếc là không được chụp hình nên không để lên đây được. Đây là một trong những gian chùa nhìn từ ngoài vào.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Tenryu Shisenji  Temple (Tokyo)

Chùa ngoại thành Kyoto phải đi bằng buýt qua nhiều phố thì đến Tenryu. Chùa hay đúng hơn Thiền viện được xây khoảng năm 1345 và có khoảng 150 đền lớn nhỏ mà gần hết đã bị thiêu rụi vì chiến tranh và nôi chiến. Ngoài vườn thiền còn có hồ nước xếp đặt công phu, mùa thu lá vàng hay đỏ rất đẹp.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Chùa Đài Sen (Tokyo)

Xuống xe buýt phải đi bộ một chút mới tới một quần thể gồm nhiều thiền viện. Riêng Đài sen là thiền viện duy nhất mở cửa cho mọi người vào tâp thiền để gây quỹ, nhưng không thích du khách vào trong xoáy máy vào nhưng vườn thiền được xây dựng bên trong. Có những vườn rất công phu, bạn có thể ngồi đó tĩnh tâm nhưng tuyệt đối im lặng.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Cổng chùa Uji shrine (Uji)

Hơn một cổng chùa, tiếng Anh là shrine, những kiến trúc này được dựng lên để tưởng niệm một giai đoạn lịch sử của một đền đài, một shogun hay một biến cố xảy ra trong khu vực. Cổng sau đây ở Uji được xây nên khoảng thế kỷ thứ chín vẫn còn tồn tại tới nay.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Fushimi shrine

Đây là một loạt cổng xây dựng từ thế kỷ thứ tám bởi những thuơng gia hay các nhà quyền quý. Cổng nọ sát cổng kia trên vài … cây số, từng khoảng một và lên đến đỉnh núi không cao lắm.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Lâu đài sứ quân Ninomaro hay Nijojo

Xây năm 1603 cho sứ quân Tokugawa làm nơi dưỡng binh cho ông ta nhưng ít khi dùng đến. Bạn có thể thấy bên trong rất nhiều tranh vẽ hay khắc rất độc đáo trên gỗ. Sàn gỗ có hệ thống báo động khi có người đi lên trên.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Hoàng cung Tokyo

Đứng ngoài mà ngắm chứ không vào được. Kín cổng cao tường, lính canh đầy ngỏ, không hiểu làm sao họ sống ?

Bấm vào đây để xem thêm hình

Hoàng cung cố đô Kyoto

Không thấy gì cả. Như đã nói, phải xin phép trước rồi mới đi tham quan được.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Các chùa khác ở Kyoto

Có đi thăm nhiều ngôi chùa khác như Kohfukuji ở Nara. Chùa đang được trùng tu lại nên chỉ xem được vài chỗ, phần còn lại đang được bọc kín lại để làm.

Bấm vào đây để xem thêm hình

Và núi Phú Sĩ ?

Tôi may mắn được thấy Phú Sĩ Sơn chỉ một khoảnh khắc lúc tàu hỏa đi ngang qua trên đường về lại Tokyo. Bận đi không nhìn thấy dù cố ngóng mắt nhìn. Ngọn núi sừng sững trông đến giật mình vì nó hiện ra rất gần (4000 mét).

Bấm vào đây để xem thêm hình