Họp bạn tại Saigon (LP minh, VD9 Nhẫn, NV Nghi, NN Tín, NT Hiền, HL Hùng, NH Phước)
Cà phê “lai rải với các bạn sáng chủ nhật (Hiền, Hùng, Phước)
Trông hình này làm nhớ những năm 1969-1970 (hon 45 nă rồi hả các bạn?)
Họp bạn tại Saigon (LP minh, VD9 Nhẫn, NV Nghi, NN Tín, NT Hiền, HL Hùng, NH Phước)
Cà phê “lai rải với các bạn sáng chủ nhật (Hiền, Hùng, Phước)
Trông hình này làm nhớ những năm 1969-1970 (hon 45 nă rồi hả các bạn?)
Từ tháng 7 trước khi đi hè, Thành đã gửi thư mời các bạn gặp nhau vào đầu tháng mười. Mấy hôm trước Paris chìm trong sương mù và mưa, bỗng sáng nay nắng đẹp tuyệt vời. Ánh nắng xôn xao trên những hàng cây đang chuyển qua màu vàng tươi, xa lộ rộn ràng nhưng không kẹt xe. Đi chung với Minh và Cathy, khi đến nới các bạn đã có mặt cả rồi.
Koshi đặt bàn khai vị dưới nắng, vẫn phải mặc cho ấm vì trời lành lạnh. Dưới nắng ắm, uồng xâm banh, chúc mừng nhau sức khỏe và hạnh phúc. Những nụ cười rạng rỡ. Gần như ai cũng qua tưởi 60 rồi. Thêm một cách để mừng sinh nhật “lục tuần”, năm “dê lên cụ “.
Hai chàng “hói đầu” phải quấn khăn lên đầu vì chói mắt và sợ nắng đập lên cánh đồng thênh thang không tóc trên đầu.
Trong vườn Chrysanthème nở rộ. Đây là một loài hoa cúc hay thược dược, chỉ nở hao vào mùa thu. Có rất nhiều loại với màu sắc khác nhau. Nhà thành trồng hoa này :
Trưa nay ăn lẩu. Cách ăn này thong thả, cứ ngồi và nhâm nhy chút chút, nhẩn nha để các món vào nồi nước dùng sôi nhè nhẹ.
Ăn xong ngồi nán chưa muốn ra về…
Riêng năm cháng ra sân ngóng lên trời cao, mây bay từng nhóm nhỏ kéo ngang qua. Những đám mây gọi chim bay đàn về đâu? Riêng những người bạn vẫn ngồi to nhỏ chờ bóng chiều buông xuống mới ra về. Hẹn lần sau nhé !
Có lẽ một trong những kỷ niệm vui của tuần lễ Paris còn để lại là buổi văn nghệ bỏ túi do Vân làm “hoạt náo viên “.Gần như đồng loạt mọi người thấy cần phải hát hò cái gì đó cho vui, nhờ có Vân nên bài hát được tập chớp nhóang, lại nhờ tiếng đàn của Nguyễn Thanh Sơn (em của Thùy), mời các bạn nghe lại bài Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy.Bên nữ : Hương (Tân), Hương (Tín), Phương (Pháp), Phương (Úc), Mỹ Lan, Elza, Thùy, Lộc, Cathy, Dung (vợ Sơn cũng là cựu Gia Long)Bên nam : Bình, Hùng (Pháp), Hùng (Úc), Hiệp, Minh, Tân, Hoàng,Khán giả : Koshi và Thành, quay phim Truyển, đạo diễn Vân. Rât xôm tụ. |
Merci Truyển …. và cũng cám ơn đoàn văn-công bất đắc dĩ. Nhạc công (Sơn) thì pro rồi khỏi nhắc.Video này ghi nhớ ngàn đời một sự kiện không tiền khoáng hậu. Một ban hợp ca mà:. Số văn công (19, liste thiếu Tín và Thuỷ-Tú) gấp chín lần số khán thính giả (2: Thành/Khoshila).. Một bản hùng/tâm ca mà chỉ 1 đàn guitare thùng (cám ơn Sơn) (ngày xưa ban du ca ít nhất 2 cây đàn). Trình diễn trước một cái bàn ăn.. Văn công đứng ngồi lơ là đủ kiểu: đứa khoanh tay, đứa cầm giấy, đứa coi iPad, đứa đúng dựa vào ghế, đứa ngồi thoải mái.. Áo quần technicolor trăm kiểu. Hình như có cả đồ ngủ.. Đang lúc nhạc công (Sơn) introduction đáng nhẽ tập trung tai mắt thì các văn công mắt láo liêng, miệng cười thoải mái, ngó sau ngó trước.. Hát vừa xong nhưng nhạc chưa dứt đã có thằng tự vỗ tay khen.. Tập dược trình diễn tại tư gia (cám ơn Thuỳ, Truyển nhiều nha).Nếu có lần thứ hai thì chắc cũng phải là do nhóm này thôi. Không ai bắt chước được.Ông Phạm-Duy mà nghe chuyện cũng phải trở mình trong mồ.Nhưng cũng xin cám ơn Phạm Duy đã để cho những thế hệ sinh năm 1920-1960, nhất là thế hệ chúng mình tuổi thanh xuân trong tình yêu và khói lửa, bao bài nhạc để đời, trong đó có bài VN-VN này.Xin cám ơn tất cả. Tuy chưa đến đâu nhưng thấy có triển vọng. Tài năng nàyđáng khai thác. Truyển/Thuỳ nhớ đốc thúc Lâm làm đám cưới sớm để anh chị em có dịp gặp nhau đông đủ nữa. Vân |
|
Đây là thành quả của Vân và các bạn:
Bật mí phần học tập (chỉ kéo dài khoảng 15 phút thôi)
Tháng 7 trời hè ấm áp, cơn mưa hôm trước còn để lại vài vũng nước nhỏ trên phố, đó là hôm anh em tụ về sau một thời gian khá dài không được gặp nhau.
Hiệp và Mỹ Lan đón chúng tôi tại cửa, hôm nay hàng xóm đi vắng nên đậu xe tràn lan qua khu nhà bên cạnh cũng không sao. Hiệp đã dựng những cây dù lớn phòng mưa, trời vẫn cón những đám mây đen trên cao hăm dọa. Quả thật, đang ăn mưa để rào xuống, ngồi trong dù vẫn bình thảng, không hề hấn chi.
Hôm nay Mỹ Lan và Hiệp làm kỷ niếm sinh nhật đám cưới.25 năm, Một màn “tỏ tình” diễn lại nhưng vì thiếu thực tập từ mấy chục năm nay, chính đương sự cũng thú nhận lâu quá đã quên rồi, làm bạn bè được một phen cười no bụng (nhưng cũng ân cần đánh chén vì rất ngon).
Cảnh gia đình đầm ấm sau mấy mươi năm với hai con.
Nhận được tin buồn Nhạc Phụ bạn Đòan Hùng Sơn
Ông NGUYỄN THÀNH TỈ
Từ trần ngày 3 tháng 10 năm 2015 (Nhằm ngày 21 tháng 8 năm Ất Mùi)
Tại Cần Đước – Long An – Việt Nam
Thành thật chia buồn cùng Anh Chị Đòan Hùng Sơn và Tang Quyến.
Thay mặt tất cả các bạn Petrus Ký 66-73
BBT Về Quê
Như đã hứa, Lê Quý Bình gửi đấn các bạn những cảm nghĩ sau 42 năm về thăm quê hương. Bài viết với giọng văn thành thật, bắt đầu bằng những âm thanh hay hinh ảnh tầm thường nhưng lại đưa tác giả về miền ký ức rất xa xưa, khi anh ta còn là một cậu bé cắp sách đến trường. Bình còn là một nhiếp ảnh gia nghiệp dư, nên những bức ảnh chọn lọc tại mỗi thành phố sẽ cho ta cái nhìn độc đáo sau ống kính của một người về lại quê hương. veque.com mời bạn xem bài và hình ảnh thực hiện bởi tác giả.
BBT veque.com
Tôi đã về lại nhà được hơn 2 tuần nhưng vì bận rộn với projects trong sở và việc nhà cùng với việc học nhiếp ảnh nên đã không có giờ để ghi lại những cảm nghĩ về chuyến đi VN vừa qua… Thành thật xin lỗi cùng các bạn …
Xin cám ơn tất cả các bạn ở VN, nhất là vợ chồng Tín & Hương đã dành cho B và gia đình những đón tiếp thân mật của một đại gia đình 12B2. Hơn 40 năm, gặp lại các bạn là một điểm son cho chuyến đi về VN vừa qua. Đây là niềm vui lớn của B…
Sau hơn 21 giờ rời khỏi Mỹ và ghé ngang Bejing và Hồng Kông, máy bay đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất sau nửa đêm. Tôi cố nhìn ra ngoài cửa máy bay nhưng chỉ thấy một màu đen. Tôi hy vọng nhìn thấy một chút gì đó của ngày tôi rời khỏi VN đã hơn 40 năm nhưng chắc là dù có nhìn thấy gì thì cũng không nhớ. Những tấm hình đen trắng thuở đó chạy nhanh trong đầu tôi. Những ngày tiễn Truyển, Khánh, Đình, Vân đi du học cùng với những bạn khác như Lễ, Hùng. Rồi ngày tôi rời VN lù khù mặc một áo vest xanh thật dầy và với một bộ tóc hơi dài dài vì sắp được xổ lồng và không sợ cảnh sát húi tóc… Tất cả như một giấc mơ…
Lui cui lấy hành lý và bỏ những thùng đồ của những người quen gửi lên xe để đi qua quan thuế và chỗ kiểm soát giấy tờ, tôi thấy hoang mang. Có lẽ vì nghe nhiều chuyện kể lại nên tôi cũng hơi băn khoăn một chút trong lòng nhất là đây là lần đầu tiên về VN. Nhưng mọi chuyện đều xảy ra xuông sẻ và không có gì trở ngại cả. Đi bộ trong hành lang của phi trường tôi cố xem có gì giống như ngày xưa không rồi cũng không thấy gì cả. Sau này tôi mới biết là khu vực đường bay quốc ngoại thì ở một tòa nhà mới còn chỗ ngày xưa khi tôi đi thì bây giờ dành riêng cho đường bay quốc nội.
Tiếng người huyên thuyên, tiếng máy xe lẫn lộn với mùi khói xe làm tôi chợt nghĩ hình như Saigon không có đi ngủ ban đêm thì phải. Chưa bao giờ tôi được nghe nhiều tiếng Việt như vậy. Dù ồn ào nhưng tôi vẫn thấy có một cái gì đó thật ngọt ngào, thật thân thuộc mà tôi không thể diễn tả được. Có lẽ tôi đang chìm vào giấc mơ của cậu bé ngày nào…
Xe lăn bánh về Hotel gần nhà thờ Đức Bà. Vừa đi tôi vừa hỏi bác tài tên những con đường và những địa danh để tìm lại trong trí ức của mình những kỷ niệm ngày xưa. Mặc dù những ngày xưa đó tôi chỉ có loanh quanh từ nhà đến trường và thỉnh thoảng khi có lễ lộc lớn thì mới bén mảng đến chợ Saigọn. Mãi đến khi xe chạy ngang vườn Tao Đàn, Dinh Độc Lập và nhà thờ Đức Bà thì những hình ảnh quen thuộc đó đã sống lại trong lòng tôi… Thế là giấc mơ của tôi đã thành sự thật! Tôi đã về Saigon! Tôi có thể sờ được những hòn đá hay những thảm cỏ của những ngày xa xưa đó…
Vì giờ giấc thay đổi nên sáng hôm đó cả nhà ngủ mãi cho đến trưa. Sau đó cả nhà đi bộ đến quán Ngon ở đường Hiền Vương vì có nhiều người khen. Cảm giác đầu tiên mà tôi có là dường như tất cả những con đường ngắn lại vì có nhiều chỗ mà ngày xưa tôi phải đi xe, còn bây giờ thì có thể đi bộ đươc.
Tối hôm đó, Tín và Hương mời gia đình tôi đi ăn bánh xeò ở đường Đinh Công Tráng. Hình như là tiệm này nằm gần chợ Tân Định thì phải. Nghe nói đến chợ Tân Định thì trong trí nhớ của tôi nó xa vời vợi, nhưng thật ra chỉ tốn khoảng 5 phút lái xe. Bánh xeò ở đây thật là danh bất hư truyền. Chưa bao giờ tôi ăn bánh xèo ngon như vậy. Bánh màu vàng vàng và dòn tan làm tôi quên mất là mình phải kiêng ăn rau sống và nước đá. Thế mà tôi và cả gia đình đã tỉnh táo nhậu như thường. Đúng là điếc không sợ súng. Cũng may tối hôm đó không có chuyện gì cả… Bây giờ nhắc lại mà vẫn thấy thèm thèm…
Hôm sau tôi cùng đi với Tín lại trường Petrus Ký. Con đường từ nhà thờ Đức Bà tới trường , qua bùng binh Cộng Hòa (có lẽ tên đã đổi) tôi thấy cái gì cũng lạ cả. Những phố xá sầm uất với những cửa tiệm che kín mặt đường. Cứ nhà nào có mặt tiền là đều có cửa tiệm mà phần lớn là quán ăn. Vào đến sân trường thì đúng giờ tan học của những em học hè. Cái hành lang mà năm xưa tôi thường đứng xếp hàng lãnh phần thuởng vẫn như cũ và không có gì thay đổi cả. Nhìn những em học sinh làm tôi bàng hoàng xúc động, nhớ lại những ngày nào còn cắp sách đến trường như những lời trong bài hát “ Cho tôi bước lại con đường làng . Ngày nào cắp sách đến trường. Bên tai tiếng cười tiếng nói lạ. Dịu dàng mùi thơm giấy mới”. Tôi nói với các con của tôi đây là chỗ bố học 7 năm trung học ngày trước. Sau này lớn lên, các bác bạn của bố mỗi người mỗi ngã nhưng tình bạn ngày xưa lúc nào cũng vẫn đậm đà, và đây là điều khó kiếm được trong những xã hội khác. Có thể về vật chất thì không bằng nhưng về tình bạn hữu thì chác chắn là hơn tất cả mọi nơi.
Vì ở Saigon có vài ngày nên tôi bận rộn như con kiến vì phải chạy hết chỗ này đến chỗ khác để may quần áo và mua kính cho các cháu. Cũng may tôi cũng đã có dịp ngồi xe motocycle với Tín. Hai đứa ra đầu đường ăn bột chiên húp xì dầu xùm xụp. Đây mới là món ăn chính hiệu con nai vàng và chỉ có ở VN mới có bột chiên bên ngoài dòn và bên trong dẻo. Khi ngồi trên xe chạy qua những đường phố tôi cũng hơi sợ sợ vì đã lâu ngày không ngồi xe hai bánh. Mặc dù là có nón an toàn nhưng tôi tự nhủ là nếu có chuyện gì thì chắc là cũng đi đong. Nhưng mà dù cho có đi đong tôi cũng đã có được những cảm giác mạnh khi ngồi xe…
Sau khi rời Saigon, gia đình tôi đi Cần Thơ, Nha Trang, Hội An, Huế, Hà Nội và Vịnh Hạ Long. Vì chưa bao giờ được đi những địa danh này nên chỗ nào đối với tôi đều lạ cả. Cần Thơ với dân tình hiền hòa, với chợ nổi mà đã bao năm Cần Thơ vẫn còn giữ lại truyền thống mua bán trên sông. Biển ở Nha Trang thì đẹp nhưng nếu có về lần nữa tôi sẽ không đi lại nơi này vì ở gần chỗ tôi ở cũng có những địa danh như vậy . Sau Nha Trang là Hội An. Muốn đến Hội An bằng máy bay thì gia đình tôi phải đến Đà Nẵng rồi lấy xe đi Hội An. Xe chạy thật nhanh qua những bãi cát trắng với những hàng dừa chạy dài dọc theo bờ biển thật đẹp như những hình trong post cards. Dọc theo bờ biển, thỉnh thoảng có những thyền thúng của các ngư dân họ dùng để đem hàng hóa từ thuyền lớn vào bờ. Tôi tiếc là đã không ở Đà Nẵng ngày nào vì thời giờ không cho phép. Thôi thì để lần tới vậy…
Thành phố Hội An rất là nổi tiếng với những du khách ngoại quốc và điều này có thể nhận thấy rõ khi đi dạo trong khu phố cổ. Phần lớn những du khách ngoại quốc đến từ Úc. Dù đã qua bao nhiêu năm tháng nhưng phố cổ vẫn còn giữ được những nét cổ kính của ngày xưa. Có lẽ Hội An sống về ban đêm nhiều hơn là ban ngày. Những ngọn đèn đủ màu tỏa sáng những gian hàng làm cho khu phố thật là duyên dáng. Mặc dù là “low season” nhưng khi về đêm khách bộ hành qua lại nườm nượp như mở hội. Những hàng quán phủ kín hai bên bờ sông Thu Bồn. Tôi còn nhớ khi xưa nghe tiếng Quảng hơi kỳ kỳ nhưng bây giờ thì lại thấy giọng Quảng thật hiền hòa và thật dễ thương… Có lẽ tôi đang yêu nên cái gì cũng đẹp cũng hay cả…
Huế… Có một điều làm tôi ngạc nhiên là thành phố Huế đáng lẽ phải là một điểm son cho chuyến đi này, nhưng thật ra không có gì làm tôi nhung nhớ cả sau khi đi viếng thăm các lăng tẩm của các vua ngày xưa. Có lẽ những ngày ở Huế vì trời hay mưa nên cứ phải tranh thủ thời giờ khi đi thăm viếng các địa danh ở Huế. Vì mưa nên tôi không có dịp lên thuyền để nghe hát (đây là hát hò lành mạnh nghe các bạn). Có hai điều tôi vần còn nhớ là quán Bà Hạnh bán đủ loại bánh (bánh bèo, bánh khọt, bánh nậm, bánh lọc) rất là ngon, và điều thứ hai là cứ mỗi sáng vào lúc 7 giờ thì có xe phóng thanh của phường đọc tin tức cho dân chúng và đánh thức cả nhà tụi này. Ngày đầu tiên vì không biết, vợ tôi gọi điện thoại xuống văn phòng than phiền là phòng bên cạnh nói chuyện oang oang không ngủ được thì mới được biết đó là ở phường chứ không phải hàng xóm…
Ra đến Hà Nội thì cảm nghĩ đầu tiên của tôi là những kinh nghiệm băng qua đường ở SG thì không thấm vào đâu cả. Ở đây muốn băng qua đường thì cứ xấn tới mà đi. Mình nhìn nó, nó nhìn mình để xem ai phải nhường ai… Cũng may không có chuyện gì xẩy ra cả. Khách sạn tôi ở phố Hàng Đào. Bây giờ thì tôi biết là phố chỉ là một quãng đường chứ không phải là một khu vực. Nhiều khi cùng một con đường và khi qua ngã tư sẽ là một khu phố khác. Thảo nào 36 phố phường chỉ có chiếm một phạm vi nhỏ và mình có thể đi bộ để tham quan được. Vì khách sạn nằm gần Hồ Hoàn Kiếm nên sáng nào tôi cũng đều có dịp đi dọc theo bờ hồ để xem sinh hoạt hàng ngày. Có một điều lạ là tôi không tìm được một tà áo dài hay một chiếc áo tứ thân ở ngoài đường phố. Xe đạp cũng rất là ít. Các cô bé thì mặc váy ngắn chạy xe máy. Dọc theo bờ hồ thỉnh thoảng có những cặp tình nhân âu yếm trên những ghế đá. Gớm sao mà giới trẻ bây giờ gan thế. Chả như ngày xưa lúc nào cũng rón ra rón rén.
Sau đó gia đình tôi đi thăm vịnh Hạ Long và ở lại trên thuyền 2 đêm. Trên đường đi, thỉnh thoảng tôi thấy có những bảng quảng cáo bán thịt chó, thịt mèo đủ món… Tôi không nhịn được cười và đã chỉ cho các cháu và đồng thời có chụp môt vài tấm hình làm kỷ niệm. Những ngày trên vịnh Hạ Long qua đi thật êm ả. Những hình ảnh của vịnh thật đẹp như những thiên đường trong film Endless Love. Cũng may sau khi rời khỏi vịnh Hạ Long thì hôm sau tôi nghe nói là có mưa lớn làm ngập lụt thành phố và có nhiều người chết. Thật là may mắn cho gia đình tôi…
Hôm thứ bảy về lại Saigon vào buổi trưa và tối hôm đó có họp bạn Petrus Ký. Hôm đó có cả vợ chồng bạn Lê Đình Long cũng từ Mỹ về. Sau hơn 40 năm, dù sắc diện mọi người đã thay đổi nhưng vẫn trò chuyện mày tao như ngày nào. Cám ơn các bạn đã dành cho tôi và gia đình những ấm cúng của tình bạn ngày xưa. Hôm sau, có một ít thì giờ rảnh buổi sáng, Tín ghé khách sạn đón tôi lại cổng sau Dinh Độc Lập để uống café và ăn điểm tâm với Nghi và Sơn. Bên cạnh quán là một sân tennis có một vài cô cậu chơi banh trông thật là bourgeois! Ngày xưa mỗi lần đi ngang đây thi tôi cắm cúi đi thật nhanh. Bây giờ thì hiên ngang vào trong khuôn viên ăn cơm trưa. Trông cứ như là quan lớn!
Những ngày ở VN qua thật nhanh. Dù đã về lại Mỹ đươc hơn hai tuần, nhưng mỗi lần nhìn lại hình ảnh lòng tôi lại thấy nao nao… Cám ơn tất cả các bạn… Hy vọng một ngày gần đây mình sẽ có dịp được hàn huyên thêm… Tôi xin được dùng lời của Marc Lavoine mà ca sĩ Phạm Quỳnh Anh đã ghi sâu trong lòng mọi người để kết thúc những dòng ghi lại cho chuyến đi VN của gia đình tôi: “In prayer, in the light… I see my kin. I touch my tree, my roots, my begin”.
Mời các bạn xem hình từ trang mạng sau đây :
LÊ QUÝ BÌNH
Sau gần 42 năm xa quê hương, lần đầu tiên Bình và gia đình về thăm quê hương. Trong vidéo các bạn xem sau đây, Bình cảm thấy thật vui và thoải mái khi trở lại trường xưa đất cũ, được các bạn bè đến chia sẻ mặc dù tối hôm ấy trời mưa tầm tả từ buổi chiều. Quây quần trong buổi tiệc ngoài gia đình Bình & Lộc, hai cô con gái của Bình là Tố Quyên, Đan Tâm, hai người cháu là Nam Hương và Phương, còn có Tín Hương, HT Bình, VM Châu, LP Minh, NV Nghi, DH Sơn, P Hạnh, TM Hạnh & Loan, LD long & Loan, PT Minh.
Và sau đây là vidéo soạn bởi bạn DH Sơn:
Chúng ta chờ thư và hình của Bình sau.
Một ngày vui.
Chào mừng bạn Tô Hoàng Minh đến với anh em Petrus Ký 66-73.
Trước khi nói vài lời với Minh, tôi thành thật xin lỗi các bạn đã bỏ dúi tờ báo và lâu ngày cũng không chuyện trò gì với anh em. Một cảm giác như chán nản, mệt mỏi xâm chiếm từ mấy tháng nay, khiến tôi không còn cầm bút được. Có thể vì chuyện làm, chuyện đất nước,chuyện cuộc đời, nhưng không phải chuyện gia đình. Gia đình tôi vẫn yên ổn, bà chị ruột tôi vừa mới mất sau một cơn bệnh dài, hơi bất ngờ nhưng đời là phù du, có buồn nhưng không phải là nguyên nhân chánh để tôi bỏ bút như thế. Bạn Phạm văn Đình cho là tôi bị burn-out, bệnh cuủa những người quá lo toan chuyện gì đó nên mệt mỏi. Cũng có thể, nhưng tôi không cho là vấn đề chính. Tôi hoàn toàn không biết, chiỉ biết là khi mình chán nản, không làm sao viết được.
Trước khi qua Dallas ăn đám cưới cháu Jane (con gái bạn NN Tín) và Erdem, tôi có nhận được hình của Hiền nhân cuộc hội ngộ cùng với Tô Hoàng Minh và Phạm văn Sang ở Cali. Mừng lắm, có trả lời Hiền là sẽ đem lên veque.com cho anh em xem. Định viết vài lời chia sẻ với Minh, mà tôi còn nhớ như in khuôn mặt anh chàng 14 hay 15 tuổi hay chở tôi đi xe đạp loanh quanh khu Khánh Hội, mà rồi cơn « chán nản » ấy xâm chiếm, và tôi đành lỗi hẹn với Hiền, và có lỗi với Minh. Thành thật xin lỗi các bạn.
Trong bức hình sau đây, TH Minh không thay đổi mấy. Có chút « chân chim » trên đuôi hai con mắt, nhưng mặt mày vẫn có thể nhận ra được ở bên ngoài. Với các bạn đã từng học từ thất 2 đến tứ 2, Minh là một khuôn mặt khó quên. Tuy to con như tây, Minh không hề gây sự với ai. Tôi chẳng hiểu thế nào mà lại quen anh chàng này và không nhớ trong cơ hội nào, mà Minh hay đèo tôi ngồi trên sường xe đạp đi vòng quanh Sài Gòn Khánh Hội, không biết Minh còn nhớ không ? Sau đó tuổi tác Minh hơn, dáng vóc cũng hơn, bạn đổi sang chơi với các bạn lớn hơn, Lê Phùng Minh, Nguyễn Tấn Hùng, Lê Minh Trí, …
Xin chúc mừng bạn. Như tôi đã nói trong nhiều thư trước, biết tin nhau là một điều mừng vui khôn xiết, là biết nhau vẫn còn sống qua cơn binh lửa điêu linh những năm 60-70. Mừng cho bạn, cho tôi và cho tất cả những người đồng thế hệ với chúng ta.
Thân.
Truyển.
Cảm hứng từ bài Thu Hát Cho Người của Vũ Đức Sao Biển do bạn Phạm văn Đình gửi cho nghe. Trong đó có câu :
Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt.
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa.
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ.
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ.
vâng, “về đồi xim ta nhớ người vô bờ ”
BBT
Lâm Huy, Võ Thiện Tân, Nguyễn văn Hùng và Hoàng Kim Hùng năm 1973 tại Lycee SAInt Louis
Chủ nhật 26-11-1973
Bây giờ là 5g00 chiều, các bạn cùng « dortoir » đã về hết nhà riêng nên buồn chi lạ ! Cứ đến thứ bẩy, chủ nhật là chỉ còn lại một lũ xa nhà !
Chiều chủ nhật, phòng ăn thật vắng, đồ ăn dư thật nhiều, cả bọn ăn bánh mì đầy bụng !
Ở đây, chẳng bao giờ thiếu ăn, chỉ hơi thiếu tình cảm, một thứ tình cảm nhẹ nhàng chỉ có tại gia đình và tại quê hương yêu dấu…
Ba thằng « mít » qua trễ bị cho vào Dortoir số 8, số cuối của các dortoir nên thật bết bác nhất ! Dortoir trống rỗng, chỉ có giường ngủ và tủ nhò để đồ đạc. Dortoir ở từng 3, lên hết 8 thang lầu là mệt hết xí quách ! Nhưng cũng nhờ vậy mà thấy nhanh nhẹn và khoẻ mạnh hơn trước !
Đến hôm nay chưa thằng nào được giặt đồ. Chỉ có thì giờ giặt bừa mấy đồ lót thôi, ngâm nược nóng rồi vắt…
Đêm đêm ôn bài ngoài hành lan. Bên ngoài lạnh thật lạnh. Ngồi bên lò sưởi thật ấm, nhớ nhà lắm, nhớ L…., nhớ bạn bè…. Tình cảm như chìm mờ, chỉ còn lưu luyến rối bung trong tầm nhớ…
Thứ tư vừa rồi có Vân và Bình học B2 ghé thăm. Cả bọn chưa biết Noël sẽ tổ chức ở đâu : Lutèce hay Mutuelle ?
Hôm qua có Lâm Huy nhập bọn, qua trễ mà lại hơi « mát » nhưng chẳng sao, vì càng đông ta càng vui !
Lâu quá vẫn chưa nhận được thơ của gia đình. Bạn bè cũng im lặng luôn… Mình thông cảm hoàn cảnh thư từ bên nhà, phài lên tới bưu điện và tốn kém …
Mấy hôm trước có khảo sát Toán, chẳng trả lời được gì cả, thấy buồn ghê. Công trình mình học 2, 3 tuần nay chỉ là con số 0… Học nữa, học cho đến lúc nào có tên vào hàng ngũ kỹ sư thực thụ mới thôi ! Tuần tới sẽ cố gắng theo cho kịp giáo sư và làm thêm bài tập. Quyết không nản chí, thua keo này mình sẽ bày keo khác !
Thứ ba nghe Hiệp học quá phát bịnh ! Thấy cũng lo lo…
Thế là trường đã khoá sổ, giam giữ 5 sinh viên VN xa nhà trong niên khoá 73-74 : Hiệp, Nguyễn Văn Hùng, Võ thiệnTân, Lâm Huy và Hoàng kim Hùng.
Phải cố gắng để đừng bị mang tiếng xấu làm cho trường sẽ « cấm hẳn người Việt xin vào học » như Hiệp hay tuyên bố dọa anh em !
Hiện tại HỌC là cốt yếu :
« Muốn xây đắp ngày mai, phài cần cù hôm nay » !
Hình gặp nhau tại Việt Nam, tiễn chân Châu và Liliane về Gia Nã Đại.
Hình linh động, chờ 5 giây sau mỗi hình.
![]() Le Hoc Lanh VAN Sắp sang năm Ất Mùi,
1) thân gởi một tấm hình do L.Vân chụp, và
2) thân mời các anh trong VeQue, nhất là các anh sinh năm 1955, một câu thách đối:
Tuổi lên sáu bó, Dê lên Cụ…
Thân mến, LV
|
Đêm bảy ngày ba, Cụ vẫn mùi …
|
![]() Van LHL Hề hề, nhanh quá, nhanh quá anh Bùi ơi! Chưa kịp tắt máy đi ngủ đã thấy reply rồi! Ý hay quá, nhất là chữ mùi.
Cho LV sửa một chút về hình thức nghe anh:
Đêm vẫn ba phen, Cụ vẫn Mùi…
Hình thức này thì đối chỉnh hơn với vế thách.
Tuổi lên sáu bó, Dê lên Cụ
Đêm vẫn ba phen, Cụ vẫn Mùi…
Mùi…
|
![]() Tan VT Xin gop y voi quan hung cau doi sau day, tuy khong Mui hay De, va noi dung cung khong chuan lam :
Tuoi len sau bo, De len Cu,
Tu den nam phuong, Dao dac Thien
Than men,
VTTan
|
![]() Nguyễn Thanh Hiền Tuoi len sau bo,de len cu
Chieu (hoang hon cua cuoc doi) xuong ba gio ,”dai” xuong gan.
Hien
|
![]() Cong Alain TRAM Xin lổi các bạn nên để dấu nếu không sể có rất nhiều sự hiểu lầm |
![]() Dinh PV Tuổi lên sáu bó, “dê” lên cụ
Chiều xuống ba giờ, “dái” xuống gân |
![]() DH Son Sơn xin đối :
Tuổi lên sáu bó , “dê” lên cụ,
Đời lên niên lão, tình còn “mùi”.
|
THỌ QUÁ LỤC TUẦN , ” ẤY ” VẪN SUNG thi sao cac ban ?! |
|
Đầu năm dê khai bút. Xin mượn 2 chữ “Dương lực” trong thư của Ngô Anh Hoàng tham gia câu thách đối của LHLVan . Các bạn đọc cho vui Tuổi lên sáu bó, Dê lên Cụ Niên lực hai mươi, Dương lực Xuân. Chúc tất cả các bạn và gia đình năm mới sức khỏe dồi dào, an lành, vạn sự như ý. Thanh Tân. |
Câu n ày khó quá, xin đối nhưng không chuẩn lắm
Sắp đến lục tuần, cụ cường dương Ở đây dương cón có nghĩa là dê (tiếng hán việt) Truyển PS : có mấy người đối rồi? Sao quần hùng im lậng hết vậy? |
![]() Le Hoc Lanh VAN Cám ơn các anh tham gia, hưởng ứng…
Tới nay có thể gom lại như sau:
Câu Thách:
Tuổi lên sáu bó, Dê lên Cụ
Các câu đối:
Đời lên niên lão, tình còn “mùi” (Đoàn Hùng Sơn)
Niên lực hai mươi, Dương lực Xuân (Huynh Thanh Tân)
Niên đáo lục tuần, mùi đáo lão (Huỳnh Kim Hải)
Đời lên niên lão, tình còn “mùi” (Đoàn Hùng Sơn)
THỌ QUÁ LỤC TUẦN , ” ẤY ” VẪN SUNG (Chau Mạnh Phát)
Tu den nam phuong, Dao dac Thien (Võ Thiện Tân)
Chiều xuống ba giờ, “dái” xuống gân (Hiền Nguyễn)
Sắp đến lục tuần, Cụ cường Dương (Lê Văn Truyển)
Thọ chửa trăm năm, Dế đã Mòn (Trần Quốc Hùng)
Đêm bảy ngày ba, Cụ vẫn Mùi (Ken Bùi)
L.Vân có còn thiếu câu nào không?
Thân mến, L.Vân
|
|
Hình chụp của Lãnh Vân |
Năm hết Tết đến, ban biên tập xin được cùng đón xuân Ất Mùi với các bạn, và xin chúc các bạn và gia đình một năm mới an khang, tràn đầy niềm vui và sức khỏe.
Thêm một năm trôi qua, tuy nhanh nhưng đậm đà tình bạn. Chúng ta đã đến với nhau bằng tấm lòng thành của bạn bè đồng khóa Petrus Ký 66-73, và cũng trong cái tình thân đó, ban biên tập xin gửi đến các bạn Giai Phẩm Xuân Ất Mùi này, mong rằng nó sẽ mang niềm vui đến cho tất cả trong những ngày đầu xuân.
Giai phẩm này đã được hình thành với nỗ lực chăm chút công phu, từ nội dung đến hình thức, để đánh dấu thêm một năm chúng ta có nhau. Cái đẹp và đáng nói nhất ở đây là sự chân thành, lời lẽ cảm động trong những bài văn, thơ, truyện, và tâm tình của các bạn. Xin các bạn tạm gác qua một bên những dồn dập của cuộc sống, và cùng nhau đọc giai phẩm này.
Hy vọng năm Ất Mùi sẽ mang thật nhiều niềm vui và hạnh phúc đến cho tất cả các bạn và gia đình.
Ban biên tập
(Truyển, Quốc Hùng, Tín, Văn Hùng, Sơn, Đình)
Xin bấm vào đây GIAI PHÂM XUÂN ẤT MÙI 2015
Đây là Nguyễn văn Nghi và Nguyễn Năng Tín, tay bắt mặt mừng. Hơn 40 năm không gặp, Nghi có vẻ “tốt tướng ” ra!
Bàn tiệc nhộn nhịp vui vẻ, đây đủ bá quan văn võ của nhóm 66-73. có những bạn từ lớp 7/2 như Tín, Nghi, Lê Phùng Minh, Phan Thanh Minh, Võ Minh Châu, có bạn gặp nhau từ lớp 10 như Trương Minh Hạnh, Phan Hạnh, Dương Hòa Minh, Đoàn Hùng Sơn, có bạn từ lớp 12 như Lê Trung Châu, Võ Thiện Tân, Một tập hợp từ nhiều góc cạnh của nhiều thời điểm khác nhau nhưng thành một nhóm nhỏ hôm nay gặp gỡ làm tất niên chung.
Bức hình kỷ niệm chung :
Đứng (từ trái sang phải) : NN Tín, Danh, Tân, Châu giữa Tân và Nghi, DH Minh sau Nghi và PT minh, Chí Thành sau TM Hạnh, LT Châu và Phan Hạnh.
Ngồi : ĐH Sơn, LP minh, Thanh (vợ Nghi) và Liliane (vợ LT Châu).