Mùa Giáng Sinh 2017 lại về, thân chúc tất cả các bạn những ngày hạnh phúc cùng với gia đình. Và mặc dù không phải con chiên Thiên Chúa, tôi cũng chúc các bạn những ngày được sống bình an trong tinh thần bác ái của chúa Hài Đồng.
Cũng hy vọng mùa Giáng Sinh đem bình an cho nhân loại, cho tiếng súng ngưng lại khắp nơi, cho người người có một nơi ấm áp để trở về. Dù biết lời nguyện cầu của mình rất khó thực hiện, nhưng tại sao ta lại tự cấm mình không được nguyện cầu ?
Truyển
Sau khi về thọ tang mẹ, sáng nay ( 21/6/2017 ) Trần Quốc Hùng có gặp mặt một số bạn hữu P.Ký tại quán cafe’ VIVA trước ngày lên đường trở về Úc.
Hiện diện trong buổi họp mặt này gồm :
Nghi, Tín, Út, Sơn, T.M.Hạnh, Phan Hạnh.
Các bạn mình trò chuyện rôm rả đến mãi 11g30 mới chịu tạm dừng chia tay nhau.
ĐHSơn
Tuần trước cả nhà tụi này đi nghỉ ở Louisiana và Destin FL bằng xe từ Dallas.Ráng viết thêm một bài ngắn đi kèm với hính ảnh gởi các bạn xem chơi , nếu có thích thì đi.Đình nói chỉ có nó đã đi các nơi này còn các đứa khác ở Mỹ cũng chưa biết.
Chúc các bạn cuối tuần thư giản
Tín
LOUISIANA
Bang Louisiana tiếp giáp với Texas về phía đông, thủ phủ là Baton Rouge nhưng thành phố lớn nhất và thu hút nhiều khách du lịch nhất là New Orleans.
Louisiana có thời gian là thuộc địa của Pháp, được bán lại cho Hoa Kỳ năm 1803. Quá trình lịch sử của LA rất đặc biệt với ảnh hưởng và pha trộn của nhiều dòng văn hóa khác biệt từ Pháp, Tây Ban Nha, người gốc Phi làm nhân công nô lệ cho các đồn diền, người bản địa , sau này một số dân từ các bang khác và từ châu Âu cũng di cư đến đây . Do đó LA là một bang rất khác biệt so với tất cả các bang còn lại của Hoa Kỳ.
Sự khác biệt nhìn thấy từ các kiến trúc nhà cửa , văn hóa ,ẩm thực cũng như địa thế đất đai nhiều sông ngòi và đầm lầy ngập mặn . Đó là lý do nhiều du khách từ các nơi khác đến đây để khám phá.
Trung tâm thu hút nhiều du khách nhất ở New Orleans là khu vực French Quarter với các đường phố nhỏ, nhà cửa được bảo tồn như một vài thế kỷ trước. Đây cũng là khu vực nhộn nhịp nhất cả ngày lẫn đêm với các hoạt động văn hóa trên đường phố, các quán rượu và quán ăn. LA cũng là nơi xuất phát của nhạc Jazz.
Kèm theo đây là link hình chụp khu French Quarter
Mời bạn bấm vào đây
French Quarter
French Quarter cũng khá rộng trải dài đến tận bờ sông Mississippi với các công viên, quảng trường , Thánh Đường Saint Louis… Gần bờ sông có quán café nổi tiếng rất đông khách , chủ là người gốc Việt và làm nên thương hiệu Café Du Monde bán khắp nước Mỹ . Gần đó còn có chợ French Market bán nông sản và đồ lưu niệm.
Một khu vực khác của New Orleans cũng thu hút khách tham quan là Garden District. Khu này nổi tiếng với những ngôi nhà và sân vườn được xây dựng từ thế kỷ 19 , được công nhận là địa danh văn hóa lịch sử quốc gia từ năm 1974 . Những con đường nhỏ trong khu này luôn rợp bóng với những tán cây sồi vài trăm năm tuổi . Giữa trung tâm của Garden District là nghĩa trang La Fayette cũng là một diểm tham quan du lịch.
Kèm theo là link hình chụp khu Garden District.
Mời bạn bấm vào đây
Với địa thế đất thấp gần biển , nhiều sông ngòi và đầm nước ngập mặn, các loài động thực vật ở đây cũng khác biệt. Các loại cây sống trong nước lợ phát triển bộ rễ để bám vào đất ( tương tự như cây tràm cây đước ở Việt Nam ). Vùng này cũng có rất nhiều cá sấu , giống cá sấu này tên tiếng Anh là Aligator . Khi vào nhà hàng , 2 món đặc sản của vùng LA là món món Hào ( Oyster ) và Cá sấu.
Kèm theo là link hình chụp khi đi Swamp Tour bằng thuyền ở LA
Mời bạn bấm vào đây
DUSTIN – FLORIDA
Từ Louisiana đi tiếp về phía đông sẽ gặp bang Mississippi và Alabama trước khi đến bang Florida. Tuy nhiên thời gian lái xe từ New Orleans đến Destin của Florida chỉ mất khoảng 4 tiếng
Destin nằm trong vịnh Mexico với bờ biển hướng về phía nam . Nơi đây có những bải cát trắng tinh trải dài và nước biển màu xanh lơ như một thiên đường nhiệt đới . Cát trên bải biển Destin trắng và mịn như bột mì . Nước biển ở đây cũng không lạnh nên ra đến biển là có thễ tắm mê mẫn cả buổi .
Kèm theo là link một số hình ở Destin.
Xin bấm vào đây
Bài này bạn Phạm Hoàng VÂN viết từ tết năm Thân, nay tìm lại được, xin gửi đến các bạn
BBT Veque.com
Hello Bình,
Hello Đình, Khánh, Tín, Truyển,
Lần này về VN có những chuyện thật tình cờ. Nhớ có lần Thuỳ khen khách sạn Nikko. Tụi này đến đó.
Đâu ngờ KS lại ngay trước trường mình! Tên đường bây giờ Nguyễn Văn Cừ làm sao ai biết được. Tên đường, tên trường thì đổi mà cảnh vật vẫn như xưa.
Về VN đã vài lần nhưng lần này ở ngay trước cổng trường. Ra vào mỗi ngày mấy bận. Đi ngang bao giờ cũng ngó. Lúc trước hàng sáng đi bộ đến trường (không có honda như tụi bay mà đi xe đạp thì sợ gái chê). Thỉnh thoảng được cu Đình đi xe Honda dame màu đỏ cho lift. Cũng vì thế mà sau này bị nó trưng dụng làm tà lọt để ra giai-phẩm Xuân 12B2, không từ chối được.
Thật bùi ngùi.
Hôm qua gởi hình chụp với Tín. Hôm nay hình chụp từ lầu 19 khách sạn Nikko, nhìn xuống mặt trước cổng trường. Hình như phía sau là sân chào cờ tập quân sự học đường. Có lần đang tập dượt, giám thị đeo kính dâm đi vòng quanh, thằng khốn nào trong đám la sau lưng giám thị “vé số mai sổ đây” làm tao bị phạt quỳ gối, giang hai tay, vì tội cười. Là ma mới, ai hiểu được diễu giám thị là chuyện nhỏ, cười mới là nặng tội. Bởi vậy bị làm dê tế thần cho cả đám. Nay đã sau 44 năm, tao vẫn chưa truy ra được thằng nào la vé số, mà thằng Khánh vẫn chưa ngừng cười đểu những khi nhắc chuyện này.
Trên cửa sổ khách sạn, chụp hình này, bỗng có vài giây phút nghĩ đến một thời máu lửa quê hương đã qua với 40+ của 12B2, cũng như các Petrus Ky 66-73 khác của giai-đoạn này.
Nhờ Tín nhắc mới biết vì đôn quân mùa hè đỏ lửa 1972, nhiều bạn Petrus Ký gốc (thành phần ưu việt đã được chọn lọc từ 1966) đã chọn nhảy ra sư phạm. Dư nhiều chỗ trống nên mới có những sâu bọ 12-only như Tân, Thành, Ngọc, Long, Van, vv trám vào. Nói chuyện với Tín biết thêm khi lên đệ nhị cấp, thất 4 bể ra, dồn vào B1, 2, 3. B2 mình có TTK HT Bình đến từ thất 4, và rất đông (1/3) là 12-only. Biết thêm, Nghi (vợ Thanh vừa mất) đến từ thất 2, và là trưởng lớp Tứ 2.
Sau bao năm nổi trôi, mỗi đứa đến một nơi. Và cuộc đời cũng đưa mỗi đứa đến một hoàn cảnh khác nhau. Thằng thấp tuổi nhất cũng đã qua 60!
Thế là hết!
chỉ còn…
….hẹn gặp nhau Tết năm sau, cả đám, tại VN này.
Van
Tôi đã đến Hà Nội rất nhiều lần và vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm.
Thường tôi thích ở khu phố cổ gần hồ Hoàn Kiếm vì gần trung tâm có nhiều chổ ăn uống và buổi tối có thễ đi dạo quanh đó.
Khí hậu mùa xuân ở miền Bắc luôn mát mẻ nhưng đôi khi có mưa thì không khí có vẻ lạnh lẽo và đường xá hơi bẫn.
Tuần vừa rồi tôi đi công tác ra Hà Nội và ở một khách sạn nhỏ trên phố Hàng Hành ngay sát hồ Hoàn Kiếm. Chuyến bay về nhà khởi hành vào buổi trưa thứ bảy nên buổi sáng còn vài tiếng thong thả ăn sáng và thả bộ ra phố quanh hồ.
Thời tiết buổi sáng thật dể chịu với nhiệt độ khoảng 18-20o C . Khu trung tâm hồ Hoàn Kiếm vào cuối tuần bây giờ được tổ chức thành phố đi bộ không cho xe đi vào. Lần đầu tiên tôi có một cảm giác hoàn toàn khác : con đường xe cộ đông đúc và lộn xộn trở thành rất rộng rải và khoáng đảng.
Một cảm giác thật sảng khoái dể chịu khi đi bộ vào buổi sáng cuối tuần . Không mang theo máy ảnh nên phải dùng điện thoại chụp lại một số hình ảnh đẹp và yên bình vào buổi sáng bên hồ Hoàn Kiếm .
Mời các bạn xem hình, xin bấm vào đây :
Ngày 19 tháng 2 vừa qua, nhóm bạn Petrus Ký : Thất 4, B2 đã họp mặt vui vẻ tiễn vợ chồng Nguyễn Bảo về Mỹ.. Những bức hình sau đây do bạn Đoàn Hùng Sơn chụp.



Pham Van Dinh
“Thêm một mùa xuân đến cho ước mơ hôm nay nở bừng trong nắng …” đó là những chữ đầu tiên mà Truyển đã viết trong lời mở đầu tờ báo xuân 1973 của chúng tôi. Rồi cứ thế mỗi năm, mùa xuân đều đặn trở về, tuy rằng những giấc mơ mỗi ngày một ít đi, nhường chỗ cho thực tế. Bốn mươi bốn năm sau, người đàn ông ngoài tuổi lục tuần, tâm hồn không mơ mộng được nữa, thấy mùa xuân về mà tự hỏi, tại sao lại vội vàng trở về như thế?
Mà vội vàng thật, bởi vì mới giữa tháng hai mà cây hoa Mộc Lan trong vườn đã nở đầy hoa tím, rất là đẹp, nhưng ở cái tuổi này thì mấy ai muốn thời gian qua mau?
Màu tím của hoa làm tôi nhớ đến hai “Trường Áo Tím” nổi tiếng ở Việt Nam ngày xưa – đó là trường Gia Long và trường Đồng Khánh, đến thời đệ nhất cộng hòa mới đổi thành màu trắng. Tại sao thì tôi không rõ, hay là để đồng phục với những trường nữ trung học khác?. Kể ra thì cũng đáng tiếc bởi vì tà áo tím là một đặc trưng, nhìn nó người biết ngay là nữ sinh Gia Long (hay Đồng Khánh). Thêm nữa, cái tên “Trường Áo Tím” nghe cũng rất dễ thương.
Mời các bạn thưởng thức hình ảnh hoa Mộc Lan trong vườn nhà, và trở về ngày xưa thân ái với ca khúc “Hoa tím ngày xưa”:
Cô vọng ngôn chi…
Cô vọng ngôn chi cô thính chi,
Đậu bằng qua giá vũ như ti.
Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,
Ái thính thu phần quỷ xuớng thi
Bài thơ Đường này do Vương Sĩ Trinh đề lời năm 1709 cho tác phẩm Liêu trai Chí dị của bạn Bồ Tùng Linh
Bài thơ phóng túng xuất thần làm văn phẩm được đề từ thêm sắc sảo.
Sang nước ta tác phẩm này được nhiều người dịch sang Tiếng Việt và bài thơ của họVương vì thế cũng được biết tới. Các bạn có thể tìm trên mạng để đọc các bài dịch của những văn thi sĩ nổi tiếng nước Việt như Tản Đà, Vũ Hoàng Chương… Nhưng tôi thích bài của Tản Đà hơn cả có lẽ vì bài dịch đọc đầu tiên chăng?
Tuy nhiên đó không phải là ý để viết bài này mà chỉ chia sẻ cùng các bạn
về lối cách của người mình hay hơi quá tay khi chỉnh sửa chính tả (!) nguyên văn.
Ta hãy đọc bài dịch của Tản Đà một chỗ nào đó trên mạng:
Nói láo mà chơi, nghe láo chơi
Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Chuyện đời chán hẳn, không thèm nhắc
Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời.
Nguyên bản là
Nói láo mà chơi, nghe láo chơi
Giàn rưa lún phún hạt mưa rơi
Chuyện đời hẳn chán, không thèm nhắc
Thơ thẩn nghe ma đọc mấy nhời.
So với nguyên bản tôi cứ ray rứt, tại sao lại tự ý tu chửa lại câu từ chữ nghĩa của dịch giả? Đọc đâu đấy kể rằng Tản Đà người dịch bài thơ trên tầu điện từ nhà ra nhà in, giời lắc rắc mưa phùn bay bay mịn hạt và nhà thơ chắc cũng tợp một ngụm cay rồi… Đọc theo nguyên bản tôi cảm thấy ngay được cái phong thái tiêu sái của nhà thơ núi Tản sông Đà, rất ngông, rất gàn… rất …Bắc kỳ.
Bức hí họa sau đây đề tặng Nguyễn Hữu Phước
và bức sau đây đề tặng Truyển cùng vời lời bàn sau đây :
Welcome to South China Land
Nhật mộ hương quan hà xứ thị…

Le Hoc Lanh VAN
Sau Tết mới rảnh một chút ngồi coi lại…
Tranh TQ Hùng đẹp quá.
Bài Đường thi được TQ Hùng diễn lục bát nhẹ nhàng mà sát ý, thật khéo.
Bài này hồi đó LV có dịch, nay nhớ mang máng, chép tặng anh em…
Nguyên tác KHÚC GIANG NHỊ THỦ – KỲ NHỊ
Triều hồi nhật nhật điển xuân y,
Mỗi nhật giang đầu tận tuý quy.
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
Nhân sinh thất thập cổ lai hy.
Xuyên hoa điểm giáp thâm thâm hiện
Điểm thuỷ thanh đình khoản khoản phi.
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển,
Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.
ĐỖ PHỦ
Dịch:
Triều xuất đem cầm chiếc áo vua
Đầu sông sáng tối nhậu say sưa
Tuổi đời bảy chục xưa nay hiếm
Nợ rượu thói thường mấy kẻ chưa?
Bươm bướm luồn hoa khi ẩn hiện
Chuồn chuồn điểm nước lúc dầy thưa
Lời xưa vẫn dặn, đời thay đổi
Thôi hãy vui xuân kẻo tiếc mùa…
Lê HL Vân
Nhân thấy Hùng NV nhắc bài thơ Đỗ Phủ, mới nảy ra ý dùng Lục bát để chuyển dịch lại theo ý của người xưa xem sao
Dông dài năm mới dịch chơi
Chỉ mong người đọc mĩm cười cho qua!
KHÚC GIANG NHỊ THỦ – KỲ NHỊ
Triều hồi nhật nhật điển xuân y,
Mỗi nhật giang đầu tận tuý quy.
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu,
Nhân sinh thất thập cổ lai hy.
Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện,
Điểm thuỷ thanh đình khoản khoản phi.
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển,
Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.
ĐỖ PHỦ
BẾN SÔNG II
Khởi bệ vua ra, cố áo hoài
Bến sông say khướt tối lần mai
Nợ tiền mua rượu đâu không thế?
Sống bảy mươi năm đã mấy người?
Bươm bướm luồn hoa phơ phất lượn
Chuồn chuồn giỡn nước lững lờ chơi
Nhắn cho quang cảnh thường thay đổi
Tạm chút chơi xuân kẻo nữa hoài.
(Tản Đà – Dịch)
Chầu ra đem áo đi cầm
Đầu sông nhậu đến nhá nhem mới về
Rượu mua thiếu chịu thường nghe
Xưa sau bảy bó lè nhè được bao?
Vờn hoa bướm lượn dạt dào
Chuồn bay giỡn nước xôn xao phơi bày
Lời rằng cảnh chóng đổi thay
Cùng vui dẫu tạm kẻo hoài ngày xuân
Trần Quốc Hùng
Mùng 3 Tết , đến Cần Thơ, tới bến Ninh Kiều về đêm, cảm nhận được vẻ rực rỡ, tươi vui trong ngày Tết Đinh Dậu.
Xem thêm hình, xin bấm vào đây

Le Hoc Lanh VAN
Cám ơn các bức ảnh đẹp, chúng cho thấy Đoàn Hùng Sơn sống lạc quan, tươi vui! Thân, LV
Theo đề nghị của một số bạn hôm Tất niên muốn có một buổi gặp mặt nữa vào đầu năm mới , thân mời các bạn tham gia buổi gặp mặt
Cảm ơn bạn Tài đã gởi hình rất nhanh.

Xin bấm vào đây để xem hình do Tài Chụp.
Con Gà trong 12 con giáp có lẽ cũng rất đặc biệt . Con gà thường được ghép với các thành ngữ ” ngũ như gà “, ” đẽ như gà “….như vậy số con gà

Hung-Phuong NV
Thời gian nào biết đợi ai
Trèo lên bước xuống đã ngoài sáu mươi
Ôi thời gian! Mới ngày nào 11 tuổi áo trắng quần xanh phù hiệu chỉnh tề, bở ngở bước qua cổng trường vào học lớp đệ thất. Thế mà giờ đây tôi đã qua độ tuổi “Lục thập nhi nhĩ thuận”, giai đoạn thứ 5 trong 6 giai đoạn đời người mà Khổng Tử đặt ra, được học trò của ông ghi lại trong sách Luận Ngữ.
Theo Khổng Tử, 60 tuổi thì không còn thấy có điều gì chướng tai gai mắt (nhĩ thuận), thấy dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn trước đó. Tôi thấy ông nói đúng. Chỉ có điều là ông dừng lại ở tuổi 70 mà không nói về tính cách của con người ở tuổi 80, 90, … Tại sao? Sau này Ðỗ Phủ viết trong bài thơ “Khúc giang nhị thủ”: “Tửu trái tầm thường hành xứ hữu – Nhân sinh thất thập cổ lai hy”
(Tản Đà dịch ra: “Nợ tiền mua rượu đâu không thế – Sống bảy mươi năm đã mấy người”).
Xin trở lại tuổi 60. Từ tuổi này chúng ta đã nghiễm nhiên vào Hội các Kỳ lão. Những người 60 tuổi thì được con cháu làm lễ Lục Tuần (trong chúc Thọ 1 tuần là 10 năm) hay Đáo Tuế (quay trở lại chu kỳ 60 năm). Không biết các bạn có ăn lễ Thọ này chưa? Phần tôi thì chắc là chờ tiếp. Còn có lễ Thọ cho các tuổi 70, 80, 90, … Cho nên tôi chờ ăn lễ Thọ 90 tuổi cho gọn! Thực ra thì hiện giờ trong đầu tôi chỉ nghĩ về một lễ khác: đó là buổi lễ tiễn về hưu do hãng tổ chức.
Ở bên đây từ năm 62 tuổi thì những người trong thế hệ của chúng ta có thể xin nghỉ hưu. Nhưng phải làm việc đủ số năm tháng như luật lệ quy định. Bằng không thì lương hưu chẳng có là bao, không đủ để mà hưởng già. Do đó phải cố ráng đi làm thêm vài năm nữa, chỉ trừ khi nào hãng cho về hưu non.
Nhìn xung quanh, người thân và bạn bè nếu chưa nhàn nhã đời hưu thì cũng đang hối hả chuẩn bị. Khiến lòng tôi cảm thấy nôn nao! Nhất là khi thấy các bạn Kỳ lão về hưu đang vui chơi khắp chốn, thư từ hình ảnh gửi sang tới tấp. Như bạn Trung Châu cứ:
Cuối năm trốn lạnh về quê
Rong chơi câu cá, thỏa thuê kiếp nhàn
Trong một lá thư viết hôm Giáng sinh vừa rồi, có kèm theo hình đang ngồi câu cá, anh chàng hứng chí phán ngon lành:”Người khôn đi cày mỗi ngày 8 tiếng. Ta dại về quê vắng vẻ đi câu 1 tiếng”. Tôi xin tiếp nối như sau:
Người khôn tám tiếng bơ phờ
Còn ta kẻ dại một giờ ngồi câu
Người khôn lo việc ưu sầu
Còn ta kẻ dại bên cầu ngắm hoa
Người khôn sợ khách hàng la
Còn ta kẻ dại khóa nhà đi chơi
Người khôn trả thuế đã đời
Còn ta kẻ dại tươi cười bên em
__
Cuối 2016 tôi có dịp tán gẫu với 2 người bạn tri kỷ cũng là dân Kỳ lão với chủ đề “Về hưu”. Họ tâm sự với tôi suốt canh thâu mà tôi chỉ có thể ghi lại đại ý qua 2 bài thơ dưới đây.
Người bạn đầu tiên bắt đầu câu chuyện bằng cách kể lại dòng đời đã đi qua. Từ lúc còn ấu thơ thích thả diều, đá dế cho đến ngày hôm nay lúc lưng còng gối mỏi. Anh ấy chỉ mong:
Sớm về hưu
Tuổi thơ thích oẳn tù tì
Thả diều, đá dế, bắn bi, lò cò
Tạt lon, chọi đáo, la hò
Xóm giềng mắng vốn, chẳng lo chẳng chừa
Giỡn rồi quýnh lộn dưới mưa
Huề xong còn miếng kẹo dừa cũng cho
Vài năm đến tuổi trỗ giò
Biết thương biết nhớ, biết chờ biết trông
Tuổi yêu thích dạo lòng vòng
Em hay nũng nịu, chờ mong cưng chìu
Phải chìu phải chuộng đủ điều
Khi em không chịu, buồn hiu chẳng cười
Lấy nhau thì hết ngồi chơi
Tuổi mơ sự nghiệp rạng ngời mai sau
Mộng xây tổ ấm dài lâu
Lo tìm danh vọng, mong giầu chẳng vơi
***
Sáu mươi đã đến đây rồi
Lưng còng gối mỏi, mong thôi, về làng
Đã qua ngày tháng ngang tàng
Hung hăng với sếp, sỗ sàng với quân
Tuổi này đành phải yên thân
Suốt ngày nhịn nhục, cả tuần nín thinh
Khiến cho sếp thấy thương tình
Ký ngay tờ giấy cho mình nghỉ hưu
Về hưu hết sợ ổng hù
Qua rồi những lúc làm bù cho y
Bây giờ ta sẽ làm chi
Uống trà đọc báo, thế thì khỏe ru
Nào ngờ chưa được nhàn du
Chăm nom bầy cháu, lu bu suốt ngày
Nhà tôi còn tuổi đi cầy
Sáng đưa chiều đón, như vầy bả thương
__
Còn anh bạn thứ nhì? Bao năm tháng đeo đuổi công danh sự nghiệp! Sau một đêm trằn trọc chợt suy ngẫm ra nhiều điều. Anh ta quyết định:
Bỏ về hưu
Bao năm trách nhiệm trĩu đôi vai
Công việc sớm hôm vẫn miệt mài
Trèo đến công danh, đầy trắc trở
Nhảy vào hoạn lộ, lắm chông gai
Đêm qua thao thức ta suy ngẫm
Tuổi trẻ thanh xuân chẳng đoái hoài
Cằn cỗi tuổi già sao vội đến
Chưa hề có một phút khoan thai
***
Sự nghiệp đắp xây, thế đủ rồi
Công danh gầy dựng, vậy vừa thôi
Cao sang quyền quý kìm cay đắng
Nhàn nhã thảnh thơi trỗ nụ cười
Ta sẽ cùng em đi khắp nẻo
Ngao du sơn thủy bốn phương trời
Sau chừng năm tháng nay còn lại
Tình nghĩa tào khang đến trọn đời
__
Đó là nỗi niềm của 2 Kỳ lão nay đã về hưu mà tôi xin chia sẻ với các bạn nhân dịp Xuân về. Mong sau này, lúc hưởng đời an nhàn, được gặp lại các bạn vào một dịp Tết. Để cùng nhau chén tạc chén thù, tha hồ bàn chuyện nhân tình thế thái.
Giờ này năm Khỉ vừa nhảy đi, năm Gà vừa chạy tới. Xin thân gửi đến các bạn và gia quyến những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.
NV Hùng

Tan VT
Khai bút đầu năm như VHùng, quả là tuyệt tác ! Cám on bạn đa chia sẻ với tất cả nhân dịp Xuân về
Đầu năm khai bút như V Hùng và Q Hùng là tuyệt, văn thì hay, thơ thì dí dỏm, vui tươi, êm mát, tượng hình. Tui nghe người ta nói rằng người nào mà thích “thú vui tuổi thơ” thì sẽ sống lâu trăm tuổi, còn nếu thích “thú vui tuổi già” thì sẽ sớm lên thiên đàng. Bởi dzậy đầu năm con gà cho tui được phép theo chân Tư Keng, Cao Lủng Lẳng, Trần Quốc Hùng, và Võ Đại Vương để mà vui “thú vui tuổi thơ”. Tui cũng xin chúc những người bạn của tui sang năm mới lúc nào cũng oai phong lẫm liệt và mạnh khỏe như gà cồ.
Đình

DH Son
Tối 24/1/2017, tại nhà hàng Hoa Sứ, nhóm bạn :


Xem trọn bộ hình tất niên và chợ hoa, xin bấm vào đây.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Tín, đông đảo các bạn đã đến địa điểm họp tai- nhà hàng Hoa Sứ đường Cống Quỳnh để cùng nhau cạn chén tống con Khỉ ra đi và đón con Gà về. Bữa tiệc vui vẻ vì đã tựu hội nhiều gương mặt : TM Hạnh+ Loan, P Hạnh, Huỳnh Văn Tài (phó nhòm), BQ Vinh, ĐH Sơn + Hương, NH Phước + Sang, NN Tín + Hương và LHL Vân, NV Nghi, với sự bổ xung hùng hậu từ bên ngoài, TL Minh+ Cathy, VT Tân + Hương, LD Long+ Duyên, LT Châu+ Liliane, TC Thành+ Koshia,
Nhìn từ phía các bà
và khi dzô cũng dzữ dzội lắm:
Xin bấm vào đây để xem thêm hình
Bravo Truyển đã active veque ngay sau khi xong xuôi công việc.
Xem thêm hình, bấm vào link dưới đây:
https://goo.gl/photos/H39ui5LyTva8G2PJ8
Nhiều bạn về thăm nhà năm nay nên các cuộc gặp gỡ cũng nhiều hơn. Lê Đình Long, Nguyễn Bảo, Trần Công Thành, Võ Thiện Tân, Lê Trung Châu, Trần Lê Minh, cùng đi với các bạn có các phu nhân.
Lời kêu gọi của bạn Nguyễn Năng Tín:
Năm củ con Khỉ sắp hết , Năm mới con Gà sắp đến ,
Sua đây là những hoạt động trước tất niên.
Thoạt tiên ngày 17/1, NN Tín, TQ Hùng và VT Tân gặp nhau tại tư gia của Tín
Tín và Tân
Hai cặp vợ chồng Phương Hùng và Hương Tín.
Sáng nay, 18/1 lúc 11:45am, Thanh Minh kêu chạy ra quán Thủy Tiên gặp anh em. Cơm trưa thân mật, giản dị mà vui. Thân gởi VềQuê tấm hình lúc chia tay chia chân trước cửa quán… LV
Các bạn có để ý trên hình này có một băng đen không ? Kiểm duyệt veque.com đấy. Từ trái sang phải, Tân, P Hạnh, LHL VÂN, NN Tín, NV Nghi, TM Hạnh, PT Minh.
(Thanh Minh, P Hạnh, TQ Hùng, TM Hạnh, NN Tín, VT Tân)
Sau đó mấy ông này đi tiếp cà phê cà pháo với nhau, bù khú ở khu nào không biết, chỉ thấy bảng Xã Hàng Tồn Kho (chắc bán đại hạ giá kiểu khuyên mại của Mỹ)
Có thêm LT Châu, LD Long, NV Nghi, trong hình này,
Nguên băng đi chụp hình trước cổng Petrus Ký cũ.
Khó có thể ngờ cách đây hơn 40 năm chúng ta đã từng lui tới mái trường này. Vẫn mái đỏ với hãng cây sao xa xa, vẫn những đường cong uốn khúc (arch) cổ kính của kiến trúc cũ, nay những mái tóc đã bạc hết cả rồi. Cái duy nhất gắn bó họ với nhau là những kỷ niệm của từng người, tuổi trẻ đã bay xa nhưng bóng họ còn in trên những khoanh đường dù thời gian đã xoi mòn gần hết. Hôm nay vẫn những người cũ, bóng họ in lại trên nền đất thuở nào, hy vọng họ tìm thấy môt cái gì để nhớ.
Chúng ta chờ tiếp cuộc họp ngày 24/7, hy vọng sẽ đông đủ mọi người.
Veque.com